Khúc chiến ca của Mẹ Hổ Phần 11
Kỳ cuối: Cadenza
TTO - Hôm nay TTO đăng kỳ cuối cùng trong phần trích cuốn sách "Khúc chiến ca của mẹ hổ" của Amy Chua. Phần trích đăng cuốn sách khép lại, song lại gợi mở ra nhiều suy ngẫm trong giáo dục con cái của mỗi gia đình. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và hẹn gạp lại bạn đọc trong các cuốn sách khác.
Lulu thở dài. Tôi đang lái xe đưa các con tới trường trong tâm trạng thật tồi tệ. Sophia vừa mới nhắc tôi là Lễ hội Trung cổ lớp sáu của nó đang tới gần, và chẳng có gì làm tôi ghét hơn tất cả những lễ hội với lại các đề tài mà các trường tư luôn bày ra.
Thay vì bắt bọn trẻ học hành từ sách vở, các trường tư lại suốt ngày gắng sức biến việc học hành thành trò vui, khiến các ông bố bà mẹ phải làm hết mọi việc.
Với đề tài Hộ chiếu Vòng quanh Thế giới của Lulu, tôi đã chuẩn bị một món ăn của người Ecuado (thịt gà hầm bốn tiếng đồng hồ trong nồi đất, dùng với chuối chiên), đựng trong một món đồ tạo tác của Ecuado (một con lạc đà không bướu của Bolivia; nhưng chẳng ai biết sự khác biệt này cả), và kiếm được một người gốc Ecuado cho Lulu phỏng vấn (một sinh viên đã tốt nghiệp mà tôi chiêu mộ được). Công việc của Lulu là làm "hộ chiếu" - một tờ giấy gập lại làm tư và được ghi là "Hộ chiếu" - trình bày về lễ hội ẩm thực quốc tế, mô tả các món ăn của một trăm quốc gia, mỗi món đã được các ông bố, bà mẹ chuẩn bị sẵn.
Nhưng thế vẫn chưa sánh được với Lễ hội Trung cổ, đánh dấu năm học thứ sáu. Theo đó, mỗi học sinh phải có một trang phục tự may thời trung cổ, bộ đồ không thể đi thuê lén lút ở đâu đó hoặc trông quá đắt tiền. Mỗi học sinh phải mang đến một món ăn thời trung cổ được nấu nướng đúng kiểu thời trung cổ. Cuối cùng, mỗi học sinh phải xây dựng một ngôi nhà thời trung cổ.
Vì vậy mà tôi mới quạu cọ như vậy vào sáng ngày hôm đó, cố gắng tính toán xem thuê kiến trúc sư nào – và làm thế nào để chắc rằng đó không phải là bố mẹ một học sinh nào đó – Lulu lại thở dài lần nữa, dài dằng dặc luôn.
"Bạn Maya của con thật là may mắn," nó nói đầy thèm muốn, "Bạn ấy có rất nhiều vật nuôi. Hai con vẹt, một con chó, và cả một con cá vàng."
Tôi chẳng trả lời. Tôi vẫn đang suy nghĩ về vấn đề của Sophia.
"Và hai con chuột lang."
"Có thể vì thế nên bạn ấy vẫn chỉ đang tập vĩ cầm ở Quyển Một." Tôi trả lời. "Vì bạn ấy bận rộn với việc chăm sóc thú cưng mà."
"Ước gì con có một con."
"Con có một con rồi đấy thôi." Tôi ngắt lời. "Chiếc vĩ cầm chính là vật cưng của con đấy."
Tôi chưa bao giờ là người thích động vật, và không có con vật nuôi nào khi còn nhỏ. Tôi chưa từng làm một cuộc khảo sát tỉ mỉ nghiêm túc, nhưng tôi đoán rằng đa phần những gia đình Trung Quốc nhập ở Mỹ đều không có thú nuôi. Các bậc cha mẹ Trung Quốc quá bận rộn với giám sát con cái chặt chẽ thay vì đầu tư vào việc nuôi thú cưng. Lại nữa, họ cũng thường chặt chẽ trong việc tiền bạc - cha tôi từng đi một đôi giày suốt tám năm trời - và như vậy thì việc nuôi một con vật nào đó quả là một điều xa xỉ. Cuối cùng, người Trung Quốc có quan điểm khác hẳn về động vật, đặc biệt là loài chó.
Trong khi ở phương Tây, chó từ lâu được coi là người bạn trung thành, thì ở Trung Quốc chúng là một món ăn thông dụng. Nói ra điều này có thể gây khó chịu cho mọi người vì có cảm giác như bôi nhọ dân tộc, nhưng tiếc thay đó lại là sự thật. Thịt chó, đặc biệt là chó con, được coi là một món cao lương mỹ vị ở Trung Quốc, và thậm chí còn ở cả Hàn Quốc nữa kia. Tôi không bao giờ ăn thịt chó cả. Tôi thích Lassie. Chú chó Nero thông minh và trung thành của Caddie Woodlawn đã tìm được đường từ Boston về tới Wisconsin, là một trong những nhân vật yêu thích của tôi. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa việc không ăn thịt chó với nuôi một chú chó, và chẳng bao giờ tôi có một ý nghĩ mảy may nào là sẽ nuôi một chú chó trong nhà chúng tôi cả. Tôi chỉ đã không nhận ra một điều.
Trong thời đoạn ấy, những buổi luyện tập vĩ cầm của tôi với Lulu ngày càng khó khăn hơn. "Đừng có đe dọa con nữa đi." Nó nói. "Mẹ khiến con nhớ tới Chúa tể Voldermort (*). Con không thể chơi được nếu mẹ đứng sát con thế này."
Không như các bậc cha mẹ phương Tây, việc khiến bọn trẻ liên tưởng tới Chúa tể Volde¬mort chẳng ảnh hưởng gì đến tôi. Tôi chỉ cố gắng giữ được tập trung. "Tập thêm chút ít nữa thôi giúp mẹ, Lulu." Tôi thuyết phục nó. "Một chút này nhé: con chơi lại đoạn này, nhưng lần này giữ cho tiếng réo rắt thật hoàn hảo vào. Và chắc rằng con chuyển thật ngọt từ đoạn một sang đoạn ba nhé. Và nhớ là sử dụng cả cây vĩ, vì đoạn này chơi cực mạnh, và chỉ sử dụng một phần cây vĩ khi chơi nhanh ở đoạn cuối. Thêm nữa, đừng quên giữ ngón tay cái bên phải gập xuống, và ngón tay út bên trái cong lại. Tiếp tục nào - chơi đi."
Lulu nhấm nhẳn nói không làm. Đến khi tôi cáu điên lên, thì nó lại thản nhiên bảo, "Con xin lỗi? Mẹ muốn con chơi lại chỗ nào ạ?"
Tôi nhắc lại các chỉ dẫn thêm lần nữa, Lulu gảy rất mạnh vào các sợi dây như thể là nó đang chơi đàn banjo (**) vậy. Hoặc tệ hơn, con bé bắt đầu lắc lư cây đàn xung quanh như một cái thòng lọng cho đến khi tôi quát tháo ầm ĩ lên. Khi tôi bảo nó đứng thẳng người và cầm cây đàn lên, thì có lần nó lăn đùng ra sàn và giả như đã chết với cái lưỡi thè dài ra ngoài. Và luôn luôn lặp lại điệp khúc vĩnh cửu: "Chúng ta ngừng tập được chưa?"
Tuy nhiên cũng có những lần, Lulu tỏ vẻ thích thú với việc luyện đàn. Sau khi luyện tập với tôi xong, con bé còn muốn tự chơi một mình thêm nữa, quên cả thời gian, và khiến ngôi nhà tràn ngập những giai điệu đẹp đẽ. Con bé còn đòi được mang cây đàn tới trường, rồi trở về nhà đầy xúc động và vui sướng sau buổi đàn cho cả lớp nghe. Hay là chạy bay ra chỗ tôi đang ngồi bên chiếc máy tính kể lể: "Mẹ ơi, mẹ đoán xem bè yêu thích nhất của con trong âm nhạc của Back là gì đi!" Tôi cố gắng đoán - thực tế thì tôi thường đoán đúng khoảng 70% - và Lulu thường hỏi "Sao mẹ lại biết?" hoặc là "Không, đó là bè này cơ - nó không hay sao mẹ?"
Nếu những sự kiện này không diễn ra vào khoảng thời gian đó, chắc chắn là tôi đã từ bỏ rồi. Hoặc là không thể đảm đương nổi. Nhưng dù thế nào, như khi Sophia chơi dương cầm, tôi tràn trề hy vọng vào Lulu với cây vĩ cầm. Tôi muốn con bé chiến thắng trong cuộc thi biểu diễn concerto vĩ đại ở New Haven, như vậy nó cũng có thể chơi như một nghệ sỹ độc tấu tại Battell Chapel. Tôi muốn con bé trở thành người chỉ huy dàn nhạc của dàn nhạc trẻ tuyệt vời nhất. Tôi muốn con bé trở thành nghệ sỹ vĩ cầm xuất sắc nhất quốc gia - và đó mới chỉ là bắt đầu. Tôi biết đó là cách duy nhất để Lulu có thể hạnh phúc. Vì vậy Lulu càng làm mất thời gian bao nhiêu - cãi cùn với tôi, miễn cưỡng tập luyện hay là bày trò linh tinh - tôi càng bắt nó tập nhiều hơn. "Chúng ta sẽ phải tập bản nhạc này ngay," tôi nói với con bé, "thời gian luyện tập như thế nào tùy thuộc vào con. Chúng ta sẽ tập đến tận nửa đêm nếu cần thiết phải làm như thế." Và thi thoảng chúng tôi phải làm thế thật.
Một chiều, Lulu bảo; "Bạn Daniel rất kinh ngạc khi thấy con tập luyện nhiều như vậy. Bạn ấy không tin. Con nói là sáu tiếng một ngày và bạn đã - " và đến đây, Lulu bắt chước như Daniela với cái miệng há hốc vì kinh ngạc.
"Con chẳng cần phải nói là sáu tiếng đâu, Lulu - bạn ấy sẽ thấy ngay là con số đó sai lệch thế nào. Chỉ là sáu tiếng khi con bỏ phí mất năm tiếng trong số đó thôi."
Lulu tảng lờ đi. "Daniela thấy rất tiếc cho con. Bạn ấy hỏi con khi nào thì con có thời gian cho những việc khác. Nhưng con bảo bạn là chẳng bao giờ con có thời gian cho những chuyện vui vẻ cả, bởi vì con là người Trung Quốc mà."
Tôi ngậm chặt miệng và chẳng nói gì nữa. Lulu luôn luôn tìm kiếm các đồng minh, gây bè kéo cánh cho mình. Nhưng tôi chẳng thèm quan tâm. Ở Mỹ, mọi người thường sẽ ngả về phía Lulu. Nhưng tôi sẽ không để cho những thứ như vậy thành áp lực với mình. Có vài lần tôi thỏa hiệp, và thấy hối tiếc vì điều đó.
Ví dụ như có lần, tôi cho phép Sophia tham dự vào một bữa tiệc qua đêm. Đó là một ngoại lệ. Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường bảo, "Tại sao con lại muốn ngủ ở nhà một người khác? Có vấn đề gì với nhà mình à?" Khi làm mẹ, tôi cũng đặt mình vào địa vị đó, nhưng lần này, Sophia năn nỉ ỉ ôi suốt, và trong một giây phút yếu đuối hiếm hoi, cuối cùng tôi mềm lòng. Sáng hôm sau, Sophia trở về không chỉ mệt nhoài (và không thể nào tập đàn cho ra hồn được) mà còn cáu gắt, khổ sở nữa. Hóa ra là ngủ ở ngoài chẳng hay ho gì với hầu hết bọn trẻ - đó chính là một kiểu trừng phạt mà các ông bố bà mẹ vô tình gây ra cho con cái mình qua tính buông thả, dễ dãi của họ. Sau khi moi được thông tin từ Sophia, tôi biết được rằng A, B, và C không chơi với D; B nói xấu về E khi E không có ở trong phòng; và F cũng ở tuổi 12 thì kể lể suốt đêm về những thành tích ái tình của mình. Sophia không cần thiết phải biết được sự xấu xa nhất của xã hội phương Tây, và tôi sẽ không để những điều vô vị kiểu như "Trẻ em cần phải khám phá" hay là "Chúng cần được mắc lỗi lầm" khiến tôi lầm đường lạc lối.
Có rất nhiều điều người Trung Quốc hành xử khác hẳn với người phương Tây, ví dụ như câu hỏi để được thêm điểm chẳng hạn. Một lần, Lulu về nhà và khoe với tôi về bài kiểm tra toán mà nó vừa làm. Con bé nói là nó nghĩ là đã làm bài kiểm tra vô cùng hoàn hảo, đây chính là lý do con bé cảm thấy không cần thiết phải làm nốt phần câu hỏi thêm điểm nữa.
Tôi lặng đi trong giây lát, không hiểu chuyện gì xảy ra, tôi hỏi: "Tại sao lại không? Tại sao con không làm chúng?"
"Con không muốn bị lỡ mất giờ ra chơi."
Một nguyên tắc cơ bản của người Trung Quốc là bạn luôn phải làm tất cả các phần thêm điểm bằng bất cứ giá nào.
"Tại sao?" Lulu hỏi tôi khi tôi giải thích điều này với nó.
Với tôi, hỏi điều này giống như hỏi tại sao tôi phải thở vậy.
Lulu thêm vào: "Chẳng bạn nào làm nó hết."
"Không đúng," tôi nói. "Mẹ đảm bảo 100% là Amy và Junno đã làm phần đó." Amy và Junno là những đứa trẻ người châu Á ở trong lớp của Lulu. Và tôi đã đúng; Lulu thừa nhận điều đó.
"Nhưng Rashad và Ian cũng làm phần thêm điểm đó, và các bạn ấy đâu phải người châu Á". Con bé nói thêm.
"Ái chà! Rất nhiều bạn bè đã làm phần thêm điểm! Mà mẹ không hề nói chỉ có người châu Á mới làm phần này. Bất kỳ bạn nào có bố mẹ tử tế đều biết là họ phải làm phần thêm điểm. Mẹ vô cùng sửng sốt, Lulu. Thầy cô sẽ nghĩ gì về con? Con đã mải chơi đến mức bỏ qua phần thêm điểm?" Tôi suýt phát khóc lên. "Phần thêm điểm không phải chỉ là phần làm thêm. Đó chính là điểm số. Đó cũng chính là thứ phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém đấy."
"Ôi – ra chơi mới thích làm sao." Lulu khiêu chiến như một sự bùng nổ sau cùng. Nhưng sau rốt, Lulu cũng như Sophia đã luôn làm phần thêm điểm ở các bài kiểm tra. Thỉnh thoảng, các con gái của tôi được cao hơn cả điểm của bài kiểm tra từ phần thêm điểm này - một điều ngớ ngẩn không bao giờ có ở Trung Quốc. Phần thêm điểm là một lý do khiến các học sinh người châu Á giành được thứ hạng giỏi giang khét tiếng ở nước Mỹ.
Rèn luyện kiểu học vẹt cũng là một vấn đề. Một lần, Sophia xếp thứ nhì trong bài kiểm tra tính nhẩm nhanh mà giáo viên lớp năm của nó đặt ra thứ Sáu hàng tuần. Con bé thua một bạn trai người Hàn Quốc - Yoonseok. Suốt tuần sau đó, tối tối, tôi bắt Sophia làm tới 20 bài kiểm tra luyện tập phần đó (với khoảng 100 phép toán mỗi bài), tôi tính giờ cho con bé bằng một chiếc đồng hồ bấm giờ. Cuối cùng, con bé luôn luôn đứng đầu lớp. Khổ thân Yoonseok. Thằng bé đã quay trở lại Hàn Quốc cùng với gia đình, nhưng chắc chắn không phải vì những bài kiểm tra tính nhanh đâu.
Luyện tập nhiều hơn những người khác cũng là lý do khiến trẻ em châu Á vượt trội ở những nhạc viện hàng đầu. Đó là cách thức Lulu gây ấn tượng với thầy Shugart thứ Bảy hàng tuần với sự tiến bộ nhanh chóng của nó. "Em nắm bắt vấn đề rất nhanh. Em sẽ trở thành một nghệ sỹ vĩ cầm vĩ đại." Thầy thường nói như vậy.
Mùa thu năm 2005, Lulu lên chín, thầy Shugart bảo, "Lulu này, thầy nghĩ là em chơi được bản concerto rồi đấy. Em nghĩ sao nếu chúng ta ngừng tập theo sách của Suzuki?" Thầy muốn con bé học bản concerto số 23 của Viotti cung Son trưởng. "Nếu em tập luyện chăm chỉ, tôi cược rằng em có thể chơi được phần đầu trong buổi biểu diễn độc tấu vào mùa đông, Lulu ạ." Thầy thận trọng nói thêm, "Vấn đề duy nhất là, đây lại là phần khó nhằn nhất của bản nhạc này." Thầy Shugart đầy mưu mẹo và rất hiểu Lulu. Cadenza (***) là một phần đặc biệt, thường gần ở đoạn cuối của một bản concerto mà các nghệ sỹ độc tấu thường chơi không có nhạc đệm. "Đây cũng là một cơ hội để chứng tỏ tài năng," thầy Shugart nói thêm, "nhưng nó thực sự rất dài và khó chơi. Hầu hết bọn trẻ ở tuổi em đều không thể nào chơi được."
Lulu hết sức chăm chú: "Nó dài chừng nào ạ?" "Phần cadenza ấy à?" Thầy Shugart hỏi, "Ôi, dài lắm. Khoảng một trang đấy."
"Em nghĩ là em có thể chơi được," Lulu trả lời. Con bé vô cùng quả quyết, và, miễn là tôi đừng ép buộc nó, con bé thích thú với thử thách.
Chúng tôi lao vào tập luyện Viotti và cuộc chiến bắt đầu leo thang. "Từ từ thôi mẹ ơi," con bé bực tức nói. "Mẹ lại cáu kỉnh và nói ra toàn những điều buồn cười rồi đấy. Chúng ta vẫn còn một tháng để luyện tập cơ mà." Tất cả những gì tôi có thể nghĩ là việc tập luyện trước mắt. Mặc dù khá đơn giản, bản concerto của Viotti là một bước tiếp nối lớn từ những gì Lulu vẫn thường luyện tập. Phần cadenza đầy những đoạn lướt nhanh trên dây cũng như những chỗ "ngắt hai" và "ngắt ba" – các nốt được chơi cùng lúc với hai hoặc ba dây khác nhau, giống như các hợp âm khi chơi dương cầm – rất khó chơi cho chuẩn được.
Tôi muốn phần cadenza này phải được chơi thật hay. Nó trở thành một nỗi ám ảnh với tôi. Các phần còn lại của Viotti đều ổn thỏa - những phần đó đều khá là cơ bản - nhưng thầy Shugart nói đúng: phần cadenza làm nên toàn bộ giá trị của bản nhạc. Và khoảng một tuần trước khi biểu diễn, tôi nhận ra rằng phần trình diễn của Lulu có khả năng hấp dẫn tuyệt vời. Con bé chơi những đoạn du dương vô cùng sắc sảo; không hiểu sao bản nhạc lại hợp với con bé như vậy. Nhưng còn lâu mới đạt tuyệt đỉnh với những đoạn yêu cầu kỹ thuật tinh vi – đặc biệt là một loạt những đoạn ngắt quãng hai - lướt dây gần cuối. Trong suốt quá trình luyện tập, Lulu thường xuyên bị vấp hoặc chơi lỗi những đoạn này. Nếu tâm trạng của con bé thoải mái và tập trung, thì nó có thể chơi được. Còn nếu Lulu thấy khó chịu hoặc tức tối, thì lập tức phần cadenza trở nên nhạt thếch. Điều tồi tệ nhất là tôi không kiểm soát được tâm trạng đó.
Cuối cùng, tôi đã được mặc khải. "Lulu, mẹ có một đề nghị." Con bé rên lên: "Ôi, không, không chơi lại nữa đâu." "Cái này hay lắm, Lulu. Con sẽ thích đấy." "Cái gì cơ – tập hai tiếng nữa và con không phải dọn bàn ăn chứ gì? Không đâu, cảm ơn mẹ."
"Lulu, nghe này. Nếu con chơi phần cadenza hoàn hảo vào thứ Bảy tới - chơi hay hơn bất cứ lần nào con từng chơi ấy - mẹ sẽ cho con một thứ mà con không tin nổi đâu, một thứ mà mẹ chắc rằng con sẽ rất thích đấy."
Lulu tỏ ra đầy khinh miệt. "Ý mẹ là bánh quy á? Hay là năm phút chơi điện tử?" Tôi lắc đầu. "Một thứ cực kỳ đáng kinh ngạc, đến mức con không thể chối từ." "Một ngày được nghỉ tập á?" Tôi vẫn lắc đầu. "Hay là sô cô la?" Tôi lắc đầu lần nữa, và đến lượt tôi tỏ ra khinh thị. "Con cho là mẹ nghĩ con không thể từ chối sô cô la? Mẹ chắc là con bản lĩnh hơn thế chứ, Lulu. Mẹ đang nghĩ đến một thứ mà con chẳng bao giờ đoán nổi đâu."
Và tôi đã đúng. Con bé chẳng bao giờ đoán được, bởi lẽ nó vượt quá xa khỏi khả năng thực tế cho phép. Cuối cùng, tôi nói với Lulu. "Đó là một con thú cưng. Một chú chó. Nếu con chơi được phần cadenza tuyệt đỉnh vào thứ Bảy này thì mẹ sẽ mua một chú chó."
Lần đầu tiên trong đời Lulu đứng chết lặng. "Một… con chó?" Con bé lặp lại. "Một con chó thật?" Nó thêm vào đầy hoài nghi.
"Đúng thế. Một chú chó con. Con và chị Sophia có thể chọn xem giống gì."
Đó chính là cách tôi đã qua mặt con bé, và điều đó đã thay đổi cuộc đời chúng tôi mãi mãi.
*********************
(*) Chúa tể Voldemort là nhân vật phản diện chính trong bộ truyện Harry Potter của nhà văn J. K. Rowling. Voldemort là trùm phù thủy hắc ám nhất, nỗi sợ hãi khủng khiếp nhất của thế giới phù thủy.
(**) Đàn banjo: đàn gảy có bốn hoặc năm dây kim loại, hộp cộng hưởng hình tròn, cần dài, mặt bưng da thuộc. Đàn banjo đầu tiên do những nô lệ da đen tại châu Mỹ làm ra, mô phỏng loại nhạc cụ của quê hương họ trước đây. Ngày nay đàn banjo là một nhạc cụ rất được ưa dùng cho thể loại nhạc đồng quê và nhạc blue..
(***) Đoạn nhạc được độc tấu ở cuối một phần trong một bản concerto.
AMY CHUA
TTO - Hôm nay TTO đăng kỳ cuối cùng trong phần trích cuốn sách "Khúc chiến ca của mẹ hổ" của Amy Chua. Phần trích đăng cuốn sách khép lại, song lại gợi mở ra nhiều suy ngẫm trong giáo dục con cái của mỗi gia đình. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và hẹn gạp lại bạn đọc trong các cuốn sách khác.
Lulu thở dài. Tôi đang lái xe đưa các con tới trường trong tâm trạng thật tồi tệ. Sophia vừa mới nhắc tôi là Lễ hội Trung cổ lớp sáu của nó đang tới gần, và chẳng có gì làm tôi ghét hơn tất cả những lễ hội với lại các đề tài mà các trường tư luôn bày ra.
Thay vì bắt bọn trẻ học hành từ sách vở, các trường tư lại suốt ngày gắng sức biến việc học hành thành trò vui, khiến các ông bố bà mẹ phải làm hết mọi việc.
Với đề tài Hộ chiếu Vòng quanh Thế giới của Lulu, tôi đã chuẩn bị một món ăn của người Ecuado (thịt gà hầm bốn tiếng đồng hồ trong nồi đất, dùng với chuối chiên), đựng trong một món đồ tạo tác của Ecuado (một con lạc đà không bướu của Bolivia; nhưng chẳng ai biết sự khác biệt này cả), và kiếm được một người gốc Ecuado cho Lulu phỏng vấn (một sinh viên đã tốt nghiệp mà tôi chiêu mộ được). Công việc của Lulu là làm "hộ chiếu" - một tờ giấy gập lại làm tư và được ghi là "Hộ chiếu" - trình bày về lễ hội ẩm thực quốc tế, mô tả các món ăn của một trăm quốc gia, mỗi món đã được các ông bố, bà mẹ chuẩn bị sẵn.
Nhưng thế vẫn chưa sánh được với Lễ hội Trung cổ, đánh dấu năm học thứ sáu. Theo đó, mỗi học sinh phải có một trang phục tự may thời trung cổ, bộ đồ không thể đi thuê lén lút ở đâu đó hoặc trông quá đắt tiền. Mỗi học sinh phải mang đến một món ăn thời trung cổ được nấu nướng đúng kiểu thời trung cổ. Cuối cùng, mỗi học sinh phải xây dựng một ngôi nhà thời trung cổ.
Vì vậy mà tôi mới quạu cọ như vậy vào sáng ngày hôm đó, cố gắng tính toán xem thuê kiến trúc sư nào – và làm thế nào để chắc rằng đó không phải là bố mẹ một học sinh nào đó – Lulu lại thở dài lần nữa, dài dằng dặc luôn.
"Bạn Maya của con thật là may mắn," nó nói đầy thèm muốn, "Bạn ấy có rất nhiều vật nuôi. Hai con vẹt, một con chó, và cả một con cá vàng."
Tôi chẳng trả lời. Tôi vẫn đang suy nghĩ về vấn đề của Sophia.
"Và hai con chuột lang."
"Có thể vì thế nên bạn ấy vẫn chỉ đang tập vĩ cầm ở Quyển Một." Tôi trả lời. "Vì bạn ấy bận rộn với việc chăm sóc thú cưng mà."
"Ước gì con có một con."
"Con có một con rồi đấy thôi." Tôi ngắt lời. "Chiếc vĩ cầm chính là vật cưng của con đấy."
Tôi chưa bao giờ là người thích động vật, và không có con vật nuôi nào khi còn nhỏ. Tôi chưa từng làm một cuộc khảo sát tỉ mỉ nghiêm túc, nhưng tôi đoán rằng đa phần những gia đình Trung Quốc nhập ở Mỹ đều không có thú nuôi. Các bậc cha mẹ Trung Quốc quá bận rộn với giám sát con cái chặt chẽ thay vì đầu tư vào việc nuôi thú cưng. Lại nữa, họ cũng thường chặt chẽ trong việc tiền bạc - cha tôi từng đi một đôi giày suốt tám năm trời - và như vậy thì việc nuôi một con vật nào đó quả là một điều xa xỉ. Cuối cùng, người Trung Quốc có quan điểm khác hẳn về động vật, đặc biệt là loài chó.
Trong khi ở phương Tây, chó từ lâu được coi là người bạn trung thành, thì ở Trung Quốc chúng là một món ăn thông dụng. Nói ra điều này có thể gây khó chịu cho mọi người vì có cảm giác như bôi nhọ dân tộc, nhưng tiếc thay đó lại là sự thật. Thịt chó, đặc biệt là chó con, được coi là một món cao lương mỹ vị ở Trung Quốc, và thậm chí còn ở cả Hàn Quốc nữa kia. Tôi không bao giờ ăn thịt chó cả. Tôi thích Lassie. Chú chó Nero thông minh và trung thành của Caddie Woodlawn đã tìm được đường từ Boston về tới Wisconsin, là một trong những nhân vật yêu thích của tôi. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa việc không ăn thịt chó với nuôi một chú chó, và chẳng bao giờ tôi có một ý nghĩ mảy may nào là sẽ nuôi một chú chó trong nhà chúng tôi cả. Tôi chỉ đã không nhận ra một điều.
Trong thời đoạn ấy, những buổi luyện tập vĩ cầm của tôi với Lulu ngày càng khó khăn hơn. "Đừng có đe dọa con nữa đi." Nó nói. "Mẹ khiến con nhớ tới Chúa tể Voldermort (*). Con không thể chơi được nếu mẹ đứng sát con thế này."
Không như các bậc cha mẹ phương Tây, việc khiến bọn trẻ liên tưởng tới Chúa tể Volde¬mort chẳng ảnh hưởng gì đến tôi. Tôi chỉ cố gắng giữ được tập trung. "Tập thêm chút ít nữa thôi giúp mẹ, Lulu." Tôi thuyết phục nó. "Một chút này nhé: con chơi lại đoạn này, nhưng lần này giữ cho tiếng réo rắt thật hoàn hảo vào. Và chắc rằng con chuyển thật ngọt từ đoạn một sang đoạn ba nhé. Và nhớ là sử dụng cả cây vĩ, vì đoạn này chơi cực mạnh, và chỉ sử dụng một phần cây vĩ khi chơi nhanh ở đoạn cuối. Thêm nữa, đừng quên giữ ngón tay cái bên phải gập xuống, và ngón tay út bên trái cong lại. Tiếp tục nào - chơi đi."
Lulu nhấm nhẳn nói không làm. Đến khi tôi cáu điên lên, thì nó lại thản nhiên bảo, "Con xin lỗi? Mẹ muốn con chơi lại chỗ nào ạ?"
Tôi nhắc lại các chỉ dẫn thêm lần nữa, Lulu gảy rất mạnh vào các sợi dây như thể là nó đang chơi đàn banjo (**) vậy. Hoặc tệ hơn, con bé bắt đầu lắc lư cây đàn xung quanh như một cái thòng lọng cho đến khi tôi quát tháo ầm ĩ lên. Khi tôi bảo nó đứng thẳng người và cầm cây đàn lên, thì có lần nó lăn đùng ra sàn và giả như đã chết với cái lưỡi thè dài ra ngoài. Và luôn luôn lặp lại điệp khúc vĩnh cửu: "Chúng ta ngừng tập được chưa?"
Tuy nhiên cũng có những lần, Lulu tỏ vẻ thích thú với việc luyện đàn. Sau khi luyện tập với tôi xong, con bé còn muốn tự chơi một mình thêm nữa, quên cả thời gian, và khiến ngôi nhà tràn ngập những giai điệu đẹp đẽ. Con bé còn đòi được mang cây đàn tới trường, rồi trở về nhà đầy xúc động và vui sướng sau buổi đàn cho cả lớp nghe. Hay là chạy bay ra chỗ tôi đang ngồi bên chiếc máy tính kể lể: "Mẹ ơi, mẹ đoán xem bè yêu thích nhất của con trong âm nhạc của Back là gì đi!" Tôi cố gắng đoán - thực tế thì tôi thường đoán đúng khoảng 70% - và Lulu thường hỏi "Sao mẹ lại biết?" hoặc là "Không, đó là bè này cơ - nó không hay sao mẹ?"
Nếu những sự kiện này không diễn ra vào khoảng thời gian đó, chắc chắn là tôi đã từ bỏ rồi. Hoặc là không thể đảm đương nổi. Nhưng dù thế nào, như khi Sophia chơi dương cầm, tôi tràn trề hy vọng vào Lulu với cây vĩ cầm. Tôi muốn con bé chiến thắng trong cuộc thi biểu diễn concerto vĩ đại ở New Haven, như vậy nó cũng có thể chơi như một nghệ sỹ độc tấu tại Battell Chapel. Tôi muốn con bé trở thành người chỉ huy dàn nhạc của dàn nhạc trẻ tuyệt vời nhất. Tôi muốn con bé trở thành nghệ sỹ vĩ cầm xuất sắc nhất quốc gia - và đó mới chỉ là bắt đầu. Tôi biết đó là cách duy nhất để Lulu có thể hạnh phúc. Vì vậy Lulu càng làm mất thời gian bao nhiêu - cãi cùn với tôi, miễn cưỡng tập luyện hay là bày trò linh tinh - tôi càng bắt nó tập nhiều hơn. "Chúng ta sẽ phải tập bản nhạc này ngay," tôi nói với con bé, "thời gian luyện tập như thế nào tùy thuộc vào con. Chúng ta sẽ tập đến tận nửa đêm nếu cần thiết phải làm như thế." Và thi thoảng chúng tôi phải làm thế thật.
Một chiều, Lulu bảo; "Bạn Daniel rất kinh ngạc khi thấy con tập luyện nhiều như vậy. Bạn ấy không tin. Con nói là sáu tiếng một ngày và bạn đã - " và đến đây, Lulu bắt chước như Daniela với cái miệng há hốc vì kinh ngạc.
"Con chẳng cần phải nói là sáu tiếng đâu, Lulu - bạn ấy sẽ thấy ngay là con số đó sai lệch thế nào. Chỉ là sáu tiếng khi con bỏ phí mất năm tiếng trong số đó thôi."
Lulu tảng lờ đi. "Daniela thấy rất tiếc cho con. Bạn ấy hỏi con khi nào thì con có thời gian cho những việc khác. Nhưng con bảo bạn là chẳng bao giờ con có thời gian cho những chuyện vui vẻ cả, bởi vì con là người Trung Quốc mà."
Tôi ngậm chặt miệng và chẳng nói gì nữa. Lulu luôn luôn tìm kiếm các đồng minh, gây bè kéo cánh cho mình. Nhưng tôi chẳng thèm quan tâm. Ở Mỹ, mọi người thường sẽ ngả về phía Lulu. Nhưng tôi sẽ không để cho những thứ như vậy thành áp lực với mình. Có vài lần tôi thỏa hiệp, và thấy hối tiếc vì điều đó.
Ví dụ như có lần, tôi cho phép Sophia tham dự vào một bữa tiệc qua đêm. Đó là một ngoại lệ. Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường bảo, "Tại sao con lại muốn ngủ ở nhà một người khác? Có vấn đề gì với nhà mình à?" Khi làm mẹ, tôi cũng đặt mình vào địa vị đó, nhưng lần này, Sophia năn nỉ ỉ ôi suốt, và trong một giây phút yếu đuối hiếm hoi, cuối cùng tôi mềm lòng. Sáng hôm sau, Sophia trở về không chỉ mệt nhoài (và không thể nào tập đàn cho ra hồn được) mà còn cáu gắt, khổ sở nữa. Hóa ra là ngủ ở ngoài chẳng hay ho gì với hầu hết bọn trẻ - đó chính là một kiểu trừng phạt mà các ông bố bà mẹ vô tình gây ra cho con cái mình qua tính buông thả, dễ dãi của họ. Sau khi moi được thông tin từ Sophia, tôi biết được rằng A, B, và C không chơi với D; B nói xấu về E khi E không có ở trong phòng; và F cũng ở tuổi 12 thì kể lể suốt đêm về những thành tích ái tình của mình. Sophia không cần thiết phải biết được sự xấu xa nhất của xã hội phương Tây, và tôi sẽ không để những điều vô vị kiểu như "Trẻ em cần phải khám phá" hay là "Chúng cần được mắc lỗi lầm" khiến tôi lầm đường lạc lối.
Có rất nhiều điều người Trung Quốc hành xử khác hẳn với người phương Tây, ví dụ như câu hỏi để được thêm điểm chẳng hạn. Một lần, Lulu về nhà và khoe với tôi về bài kiểm tra toán mà nó vừa làm. Con bé nói là nó nghĩ là đã làm bài kiểm tra vô cùng hoàn hảo, đây chính là lý do con bé cảm thấy không cần thiết phải làm nốt phần câu hỏi thêm điểm nữa.
Tôi lặng đi trong giây lát, không hiểu chuyện gì xảy ra, tôi hỏi: "Tại sao lại không? Tại sao con không làm chúng?"
"Con không muốn bị lỡ mất giờ ra chơi."
Một nguyên tắc cơ bản của người Trung Quốc là bạn luôn phải làm tất cả các phần thêm điểm bằng bất cứ giá nào.
"Tại sao?" Lulu hỏi tôi khi tôi giải thích điều này với nó.
Với tôi, hỏi điều này giống như hỏi tại sao tôi phải thở vậy.
Lulu thêm vào: "Chẳng bạn nào làm nó hết."
"Không đúng," tôi nói. "Mẹ đảm bảo 100% là Amy và Junno đã làm phần đó." Amy và Junno là những đứa trẻ người châu Á ở trong lớp của Lulu. Và tôi đã đúng; Lulu thừa nhận điều đó.
"Nhưng Rashad và Ian cũng làm phần thêm điểm đó, và các bạn ấy đâu phải người châu Á". Con bé nói thêm.
"Ái chà! Rất nhiều bạn bè đã làm phần thêm điểm! Mà mẹ không hề nói chỉ có người châu Á mới làm phần này. Bất kỳ bạn nào có bố mẹ tử tế đều biết là họ phải làm phần thêm điểm. Mẹ vô cùng sửng sốt, Lulu. Thầy cô sẽ nghĩ gì về con? Con đã mải chơi đến mức bỏ qua phần thêm điểm?" Tôi suýt phát khóc lên. "Phần thêm điểm không phải chỉ là phần làm thêm. Đó chính là điểm số. Đó cũng chính là thứ phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém đấy."
"Ôi – ra chơi mới thích làm sao." Lulu khiêu chiến như một sự bùng nổ sau cùng. Nhưng sau rốt, Lulu cũng như Sophia đã luôn làm phần thêm điểm ở các bài kiểm tra. Thỉnh thoảng, các con gái của tôi được cao hơn cả điểm của bài kiểm tra từ phần thêm điểm này - một điều ngớ ngẩn không bao giờ có ở Trung Quốc. Phần thêm điểm là một lý do khiến các học sinh người châu Á giành được thứ hạng giỏi giang khét tiếng ở nước Mỹ.
Rèn luyện kiểu học vẹt cũng là một vấn đề. Một lần, Sophia xếp thứ nhì trong bài kiểm tra tính nhẩm nhanh mà giáo viên lớp năm của nó đặt ra thứ Sáu hàng tuần. Con bé thua một bạn trai người Hàn Quốc - Yoonseok. Suốt tuần sau đó, tối tối, tôi bắt Sophia làm tới 20 bài kiểm tra luyện tập phần đó (với khoảng 100 phép toán mỗi bài), tôi tính giờ cho con bé bằng một chiếc đồng hồ bấm giờ. Cuối cùng, con bé luôn luôn đứng đầu lớp. Khổ thân Yoonseok. Thằng bé đã quay trở lại Hàn Quốc cùng với gia đình, nhưng chắc chắn không phải vì những bài kiểm tra tính nhanh đâu.
Luyện tập nhiều hơn những người khác cũng là lý do khiến trẻ em châu Á vượt trội ở những nhạc viện hàng đầu. Đó là cách thức Lulu gây ấn tượng với thầy Shugart thứ Bảy hàng tuần với sự tiến bộ nhanh chóng của nó. "Em nắm bắt vấn đề rất nhanh. Em sẽ trở thành một nghệ sỹ vĩ cầm vĩ đại." Thầy thường nói như vậy.
Mùa thu năm 2005, Lulu lên chín, thầy Shugart bảo, "Lulu này, thầy nghĩ là em chơi được bản concerto rồi đấy. Em nghĩ sao nếu chúng ta ngừng tập theo sách của Suzuki?" Thầy muốn con bé học bản concerto số 23 của Viotti cung Son trưởng. "Nếu em tập luyện chăm chỉ, tôi cược rằng em có thể chơi được phần đầu trong buổi biểu diễn độc tấu vào mùa đông, Lulu ạ." Thầy thận trọng nói thêm, "Vấn đề duy nhất là, đây lại là phần khó nhằn nhất của bản nhạc này." Thầy Shugart đầy mưu mẹo và rất hiểu Lulu. Cadenza (***) là một phần đặc biệt, thường gần ở đoạn cuối của một bản concerto mà các nghệ sỹ độc tấu thường chơi không có nhạc đệm. "Đây cũng là một cơ hội để chứng tỏ tài năng," thầy Shugart nói thêm, "nhưng nó thực sự rất dài và khó chơi. Hầu hết bọn trẻ ở tuổi em đều không thể nào chơi được."
Lulu hết sức chăm chú: "Nó dài chừng nào ạ?" "Phần cadenza ấy à?" Thầy Shugart hỏi, "Ôi, dài lắm. Khoảng một trang đấy."
"Em nghĩ là em có thể chơi được," Lulu trả lời. Con bé vô cùng quả quyết, và, miễn là tôi đừng ép buộc nó, con bé thích thú với thử thách.
Chúng tôi lao vào tập luyện Viotti và cuộc chiến bắt đầu leo thang. "Từ từ thôi mẹ ơi," con bé bực tức nói. "Mẹ lại cáu kỉnh và nói ra toàn những điều buồn cười rồi đấy. Chúng ta vẫn còn một tháng để luyện tập cơ mà." Tất cả những gì tôi có thể nghĩ là việc tập luyện trước mắt. Mặc dù khá đơn giản, bản concerto của Viotti là một bước tiếp nối lớn từ những gì Lulu vẫn thường luyện tập. Phần cadenza đầy những đoạn lướt nhanh trên dây cũng như những chỗ "ngắt hai" và "ngắt ba" – các nốt được chơi cùng lúc với hai hoặc ba dây khác nhau, giống như các hợp âm khi chơi dương cầm – rất khó chơi cho chuẩn được.
Tôi muốn phần cadenza này phải được chơi thật hay. Nó trở thành một nỗi ám ảnh với tôi. Các phần còn lại của Viotti đều ổn thỏa - những phần đó đều khá là cơ bản - nhưng thầy Shugart nói đúng: phần cadenza làm nên toàn bộ giá trị của bản nhạc. Và khoảng một tuần trước khi biểu diễn, tôi nhận ra rằng phần trình diễn của Lulu có khả năng hấp dẫn tuyệt vời. Con bé chơi những đoạn du dương vô cùng sắc sảo; không hiểu sao bản nhạc lại hợp với con bé như vậy. Nhưng còn lâu mới đạt tuyệt đỉnh với những đoạn yêu cầu kỹ thuật tinh vi – đặc biệt là một loạt những đoạn ngắt quãng hai - lướt dây gần cuối. Trong suốt quá trình luyện tập, Lulu thường xuyên bị vấp hoặc chơi lỗi những đoạn này. Nếu tâm trạng của con bé thoải mái và tập trung, thì nó có thể chơi được. Còn nếu Lulu thấy khó chịu hoặc tức tối, thì lập tức phần cadenza trở nên nhạt thếch. Điều tồi tệ nhất là tôi không kiểm soát được tâm trạng đó.
Cuối cùng, tôi đã được mặc khải. "Lulu, mẹ có một đề nghị." Con bé rên lên: "Ôi, không, không chơi lại nữa đâu." "Cái này hay lắm, Lulu. Con sẽ thích đấy." "Cái gì cơ – tập hai tiếng nữa và con không phải dọn bàn ăn chứ gì? Không đâu, cảm ơn mẹ."
"Lulu, nghe này. Nếu con chơi phần cadenza hoàn hảo vào thứ Bảy tới - chơi hay hơn bất cứ lần nào con từng chơi ấy - mẹ sẽ cho con một thứ mà con không tin nổi đâu, một thứ mà mẹ chắc rằng con sẽ rất thích đấy."
Lulu tỏ ra đầy khinh miệt. "Ý mẹ là bánh quy á? Hay là năm phút chơi điện tử?" Tôi lắc đầu. "Một thứ cực kỳ đáng kinh ngạc, đến mức con không thể chối từ." "Một ngày được nghỉ tập á?" Tôi vẫn lắc đầu. "Hay là sô cô la?" Tôi lắc đầu lần nữa, và đến lượt tôi tỏ ra khinh thị. "Con cho là mẹ nghĩ con không thể từ chối sô cô la? Mẹ chắc là con bản lĩnh hơn thế chứ, Lulu. Mẹ đang nghĩ đến một thứ mà con chẳng bao giờ đoán nổi đâu."
Và tôi đã đúng. Con bé chẳng bao giờ đoán được, bởi lẽ nó vượt quá xa khỏi khả năng thực tế cho phép. Cuối cùng, tôi nói với Lulu. "Đó là một con thú cưng. Một chú chó. Nếu con chơi được phần cadenza tuyệt đỉnh vào thứ Bảy này thì mẹ sẽ mua một chú chó."
Lần đầu tiên trong đời Lulu đứng chết lặng. "Một… con chó?" Con bé lặp lại. "Một con chó thật?" Nó thêm vào đầy hoài nghi.
"Đúng thế. Một chú chó con. Con và chị Sophia có thể chọn xem giống gì."
Đó chính là cách tôi đã qua mặt con bé, và điều đó đã thay đổi cuộc đời chúng tôi mãi mãi.
*********************
(*) Chúa tể Voldemort là nhân vật phản diện chính trong bộ truyện Harry Potter của nhà văn J. K. Rowling. Voldemort là trùm phù thủy hắc ám nhất, nỗi sợ hãi khủng khiếp nhất của thế giới phù thủy.
(**) Đàn banjo: đàn gảy có bốn hoặc năm dây kim loại, hộp cộng hưởng hình tròn, cần dài, mặt bưng da thuộc. Đàn banjo đầu tiên do những nô lệ da đen tại châu Mỹ làm ra, mô phỏng loại nhạc cụ của quê hương họ trước đây. Ngày nay đàn banjo là một nhạc cụ rất được ưa dùng cho thể loại nhạc đồng quê và nhạc blue..
(***) Đoạn nhạc được độc tấu ở cuối một phần trong một bản concerto.
AMY CHUA