Khúc chiến ca của Mẹ Hổ Phần 10
Kỳ 10: Những dấu răng và bọt nước
'TTO - Các ông bố bà mẹ Trung Quốc thường có thể xoay xở được với mọi điều mà các bậc phụ mẫu phương Tây không thể làm được.
Một lần, khi tôi còn nhỏ - mà có thể không chỉ một lần - khi tôi sấc sược tỏ ra vô lễ với mẹ, bố tôi đã giận dữ gọi tôi là "đồ rác rưởi" bằng phương ngữ Phúc Kiến của chúng tôi. Điều này có tác động thật kỳ diệu. Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ về những điều mình đã làm. Nhưng điều này không hề động chạm gì đến lòng tự trọng của tôi hay bất cứ thứ gì tương tự như thế. Tôi biết chính xác bố tôi đã đánh giá cao tôi như thế nào. Thực sự tôi không hề nghĩ mình là thứ vô tích sự hay cảm thấy mình giống như một thứ rác rưởi.
Khi đã làm mẹ, có một lần tôi cũng làm điều ấy với Sophia, tôi gọi con là rác rưởi bằng tiếng Anh khi nó cư xử hỗn láo với tôi. Việc này xảy ra trong một bữa tiệc, và ngay lập tức tôi bị tẩy chay. Một vị khách tên là Marchy vô cùng khó chịu, cô ấy phát khóc lên và bỏ về sớm. Chủ nhà - cô bạn Susan của tôi - đã cố gắng thanh minh thay cho tôi với những vị khách còn lại.
"Trời ơi, có chút hiểu lầm ở đây. Amy chỉ nói bóng gió thế thôi - phải không nào Amy? Chị không thực lòng coi Sophia là ‘rác rưởi’."
"À, vâng, đúng thế. Nhưng nó đúng ở trong ngữ cảnh đó," tôi cố gắng giải thích. "Người Trung Quốc nhập cư chúng tôi thường nói vậy."
"Nhưng chị đâu phải là người Trung Quốc nhập cư," ai đó nhắc nhở tôi."Đúng thế," tôi thừa nhận. "Dĩ nhiên là không phải lúc nào cũng vậy."
Thực ra tôi chỉ cố gắng giữ hòa khí. Nhưng, việc này có hiệu quả tốt với Sophia.
Thực tế là các bậc phụ mẫu Trung Quốc có thể làm những điều dường như là không tưởng đối với người phương Tây - thậm chí cả những hành động có thể đem ra kiện tụng theo pháp luật được. Những người mẹ Trung Quốc có thể nói với các con gái của mình rằng, "Này đồ béo ị kia - giảm cân ngay đi." Ngược lại, các bậc cha mẹ phương Tây lại phải lòng vòng khi nói về vấn đề đó, bằng cách nói về "sức khỏe" và chẳng bao giờ dám đụng chạm đến các từ bắt đầu bằng chữ "b" ấy.
Và kết quả là con cái họ vẫn phải dùng đến liệu pháp tâm lý để điều trị việc ăn uống bừa bãi và chán ghét bản thân mình. (Có lần tôi cũng nghe thấy một ông bố phương Tây chúc mừng cô con gái đã trưởng thành của mình bằng việc bảo rằng cô ấy "xinh đẹp và giỏi giang không ngờ". Sau đó, cô gái nói với tôi rằng điều ấy khiến cô ấy cảm thấy như mình là một thứ bỏ đi vậy). Người Trung Quốc có thể thẳng thừng ra lệnh cho con cái trong khi các ông bố bà mẹ phương Tây chỉ có thể yêu cầu con cái cố gắng hết sức mình.
Là người Trung Quốc, cha mẹ có thể nói, "Đồ lười biếng. Tất cả bạn bè trong lớp đều đã tiến bộ vượt con rồi." Ngược lại, các bậc cha mẹ phương Tây phải đấu tranh với những cảm xúc trái ngược của chính mình về thành tích, và cố gắng thuyết phục bản thân rằng họ chẳng hề thất vọng về việc con cái mình đã bị loại ra sao.
Tôi đã suy nghĩ rất lung trong thời gian dài về việc các ông bố bà mẹ Trung Quốc có thể thoát khỏi những điều họ làm thế nào. Tôi nghĩ có ba khác biệt lớn về hệ tư tưởng giữa các bậc cha mẹ Trung Quốc và phương Tây.
Thứ nhất, tôi thấy rằng các bậc phụ mẫu phương Tây lo lắng thái quá về lòng tự trọng của con cái họ. Họ lo về việc con cái họ sẽ cảm thấy thế nào nếu chúng thất bại trong việc gì đó, và họ luôn luôn cố gắng cam đoan với con cái rằng chúng giỏi giang ra sao, cho dù kết quả của một bài kiểm tra hay một buổi biểu diễn có xoàng xĩnh đi nữa. Nói cách khác, các ông bố bà mẹ phương Tây luôn lo lắng về mặt tinh thần của con cái mình. Còn các bậc phụ mẫu Trung Quốc thì không. Họ coi trọng sức mạnh, chứ không phải sự yếu đuối, và kết quả là họ cư xử khác hẳn.
Ví dụ, nếu một đứa trẻ về nhà với một bài kiểm tra được điểm A trừ (-), một đấng phụ mẫu phương Tây rất có thể sẽ hết lời khen ngợi nó. Còn bà mẹ Trung Quốc sẽ há hốc miệng ra đầy kinh hãi và hỏi xem sai ở chỗ nào. Nếu đứa trẻ được điểm B, vài bậc cha mẹ phương Tây vẫn có thể khen ngợi. Một vài bậc phụ mẫu phương Tây sẽ bắt nó ngồi xuống và trách cứ con, nhưng họ sẽ cẩn trọng để không khiến đứa trẻ cảm thấy bất bình hay sợ hãi, và họ sẽ không mắng con cái là "ngu xuẩn", "vô tích sự", hay gọi nó là "mối nhục".
Nói một cách kín đáo, các bậc cha mẹ phương Tây có thể lo lắng rằng con cái họ không thực hiện tốt bài kiểm tra hoặc không có năng khiếu về môn đó hay là có gì đó không ổn trong việc giảng dạy và ở môi trường giáo dục của trường. Nếu điểm số của con cái không tăng, việc cuối cùng họ có thể làm là thu xếp một cuộc gặp gỡ với hiệu trưởng để bày tỏ mối nghi ngại về cách dạy môn học đó, hoặc nghi ngờ năng lực của giáo viên.
Nếu một đứa trẻ Trung Quốc bị điểm B - điều này chẳng bao giờ xảy ra - thì việc đầu tiên sẽ là nổ bùng một cơn giận dữ với gào la thét lác, vò tóc bứt tai. Sau đó, người mẹ Trung Quốc điên cuồng sẽ đưa ra cả tá mà có thể tới cả trăm bài kiểm tra luyện tập, và làm chúng cùng với con cái mình đến chừng nào nó đạt được điểm A mới thôi. Các ông bố bà mẹ Trung Quốc thường đòi hỏi điểm số hoàn hảo vì họ tin rằng con mình có thể đạt được chúng. Nếu con cái họ không đạt được điều kỳ vọng ấy, các bậc cha mẹ người Trung Quốc cho rằng chỉ có một lý do vì đứa trẻ đã không chăm chỉ đúng mức.
Đó là lý do tại sao giải pháp cho những điểm số không đạt yêu cầu luôn là mắng mỏ tới nơi, trừng phạt, và hạ nhục con cái. Các bậc cha mẹ người Trung Quốc tin rằng con cái mình sẽ đủ sức chịu đựng nỗi hổ thẹn và từ đó mà tiến bộ hơn. (Và khi một đứa trẻ Trung Quốc làm được điều gì đó giỏi giang, chúng sẽ nhận được đầy ắp những khen ngợi không tiếc lời của cha mẹ khi ở nhà).
Thứ hai, các ông bố bà mẹ Trung Quốc tin rằng con cái mang ơn họ về tất thảy. Lý do của điều này chẳng mấy rõ ràng, nhưng chắc chắn là một sự kết hợp giữa lòng hiếu thảo của Đạo Khổng với thực tế là các bậc cha mẹ đã hy sinh và làm rất nhiều điều cho con cái mình. (Và thực tế là các bà mẹ Trung Quốc nằm gai nếm mật, bỏ ra hàng giờ đồng hồ dài dặc mệt nhoài đích thân kèm cặp, dạy dỗ, khảo bài, và kiểm tra con cái). Dù gì đi nữa, cần hiểu rằng trẻ em Trung Quốc phải khôn lớn để trả ơn bố mẹ bằng việc vâng lời và khiến họ tự hào.
Ngược lại, tôi không nghĩ người phương Tây có cùng quan điểm về món nợ trường kỳ của con cái với bố mẹ như vậy. Jed có quan điểm hoàn toàn trái ngược với tôi, "Trẻ con đâu có chọn bố mẹ cho mình," có lần Jed nói với tôi. "Chúng thậm chí còn chẳng được lựa chọn là có ra đời hay không nữa kia. Chính các bậc cha mẹ đã khiến chúng ra đời, vì vậy họ phải có trách nhiệm nuôi nấng chúng chứ. Trẻ con chẳng nợ nần gì bố mẹ cả. Các ông bố bà mẹ có bổn phận phải lo cho con cái của mình." Quan niệm kiểu này biến tôi thành một thứ rất tệ hại trong mắt các bậc phụ mẫu phương Tây.
Thứ ba, các bậc cha mẹ Trung Quốc tin rằng họ biết rõ cái gì là tốt nhất cho con cái mình, vì vậy họ chẳng thèm đếm xỉa đến mong muốn và sở thích của chính bọn trẻ. Đó là lý do tại sao các cô con gái người Trung Quốc không thể có bạn trai ở trường trung học, và tại sao trẻ em Trung Quốc không được phép ngủ qua đêm ở trại hè. Đó cũng là lý do tại sao không một đứa trẻ Trung Quốc nào dám nói với mẹ chúng rằng, "Con đóng một vai trong vở kịch ở trường! Con là Villager Thứ Sáu. Con phải ở lại trường để diễn tập hàng ngày từ 3 giờ đến 7 giờ, và con cũng phải đi vào các cuối tuần nữa." Cầu Chúa cứu giúp cho bất kỳ đứa trẻ Trung Quốc nào cố gắng làm điều này.
Xin đừng hiểu lầm tôi: Điều đó không có nghĩa là các bậc phụ mẫu Trung Quốc không quan tâm đến con cái họ. Mà ngược lại hoàn toàn. Họ sẵn sàng từ bỏ tất cả mọi thứ vì con cái mình. Đây chỉ là một kiểu dạy dỗ con cái hoàn toàn khác biệt mà thôi. Tôi suy nghĩ về vấn đề này như người Trung Quốc, nhưng tôi biết rất nhiều bậc cha mẹ không phải là người Trung Quốc – thường là người Hàn Quốc, Ấn Độ, hoặc Pakistan – cũng có tư tưởng giống như vậy, vì vậy có thể đó là một vấn đề của người nhập cư. Hoặc có thể là sự kết hợp giữa người nhập cư với vài nền văn hóa khác.
Jed lại được nuôi dạy theo một kiểu rất khác. Cả bố lẫn mẹ Jed đều không phải người nhập cư. Sy và Florence cùng sinh ra và lớn lên ở gần Scranton, Pennsylvania, trong một gia đình Do Thái chính thống nghiêm khắc. Cả hai đều mất mẹ từ khi còn nhỏ, đều có tuổi thơ đau buồn và không mấy dễ chịu. Sau khi lấy nhau, họ lập tức rời khỏi Pennsylvania ngay khi có thể, cuối cùng đã ổn định cuộc sống ở Washington - Jed và các anh trai chị gái đều lớn lên ở đây. Khi làm cha mẹ, Sy và Florence quyết định sẽ cho con cái không gian riêng và được tự do, thứ mà họ không có được khi còn nhỏ. Họ tin tưởng vào lựa chọn cá nhân và giá trị của độc lập, sáng tạo cũng như những đòi hỏi về quyền hạn trong một chừng mực nào đó.
Đó là một thế giới khác hẳn với thế giới của cha mẹ tôi. Bố mẹ Jed cho phép anh lựa chọn việc anh muốn hay không muốn chơi vĩ cầm (anh ấy đã từ chối và giờ thì hối hận) và coi anh ấy như một người trưởng thành có quan điểm riêng. Cha mẹ tôi không bao giờ cho tôi bất kỳ lựa chọn nào, và không bao giờ hỏi ý kiến tôi về bất cứ điều gì. Hàng năm, bố mẹ Jed để cho anh được vui chơi suốt cả mùa hè với anh trai và chị gái ở một ngôi nhà thuộc vùng thôn quê được gọi là Crystal Lake (Hồ Pha lê); Jed nói rằng đó là quãng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời mình, và chúng tôi cố gắng đưa Sophia và Lulu tới Hồ Pha lê khi nào có thể.
Trái lại, tôi lại phải mang theo máy tính đã được lập trình - tôi ghét mùa hè. (Katrin cũng vậy. Đó là cô em gái kém tôi bảy tuổi và là bạn tâm giao của tôi, rất giỏi lập trình máy tính, đã phải ngấu nghiến hết các loại sách về ngữ pháp và tự học các mẫu câu để giết thời gian). Bố mẹ Jed có khiếu thẩm mỹ tốt và tài nghệ riêng. Còn cha mẹ tôi thì không. Bố mẹ Jed chi trả một phần chứ không phải là tất cả chi phí học tập của anh ấy. Còn cha mẹ tôi thì luôn chi trả tất cả, nhưng họ luôn trông đợi được chăm sóc, đối xử kính trọng và tận tâm từ con cái khi họ già cả. Bố mẹ Jed thì, dĩ nhiên, chẳng bao giờ có niềm hy vọng đó cả.
Bố mẹ Jed thường đi nghỉ mà không đem con cái cùng đi. Họ đi du lịch cùng với bạn bè tới những nơi đầy nguy hiểm kiểu như Guatemala (nơi đầy rẫy những kẻ bắt cóc tống tiền), Zimbabwe (nơi người ta vẫn còn săn bắt hái lượm), hay Borobudur, hoặc Indonesia (nơi họ đã nghe được gamelan). Cha mẹ tôi không bao giờ đi nghỉ mà không có con cái cùng đi, điều đó có nghĩa là chúng tôi nghỉ ở trong những nhà nghỉ rẻ tiền. Thêm nữa, từng lớn lên ở các nước đang phát triển, bố mẹ tôi không bao giờ đến Guatemala, Zimbabwe, hay Borobudur dù thậm chí nếu có ai đó đề nghị chi trả cho họ; thay vì đó họ tới các nước châu Âu, nơi được các Chính phủ bảo hộ.
Mặc dù tôi và Jed không bàn bạc dứt khoát về việc này, nhưng về cơ bản chúng tôi duy trì cách nuôi dạy con cái của người Trung Quốc trong gia đình. Có một vài lý do về chuyện này. Thứ nhất, giống như nhiều bà mẹ khác, chủ yếu là tôi thực hiện công việc dạy dỗ con cái, điều này khiến cho cách dạy dỗ của tôi chiếm ưu thế hơn. Dù tôi và Jed có chung nghề nghiệp và tôi cũng bận chẳng kém gì anh ấy ở Yale, nhưng tôi mới là người phải đôn đốc các con làm bài tập về nhà, luyện tiếng mẹ đẻ và tập tất thảy các bản nhạc cho cả dương cầm lẫn vĩ cầm.
Thứ hai, ngoại trừ quan điểm của tôi, Jed ủng hộ việc nuôi dạy con cái nghiêm khắc. Anh ấy thường phàn nàn về những gia đình mà các ông bố bà mẹ không bao giờ nói "không" với con cái - hoặc là tệ hơn, nói "không" nhưng lại buộc chúng phải tuân theo. Nhưng khi Jed rất giỏi việc nói "không" với hai cô con gái, anh ấy lại chẳng hề kiên quyết với chúng. Anh ấy chẳng bao giờ ép buộc những việc như chơi đàn với các con nếu chúng đã từ chối. Anh ấy chẳng hề biết lựa chọn nào là đúng đắn cho các con. Và khi đó, tôi xuất hiện.
Nhưng chắc chắn điều quan trọng nhất, chúng tôi bị gắn với "phương thức" Trung Quốc này bởi vì những kết quả đến sớm tới mức khó có thể chối cãi. Các bậc phụ mẫu khác hỏi han liên tục về bí mật của chúng tôi. Sophia và Lulu là những đứa trẻ gương mẫu. Ở chốn đông người, chúng rất lễ phép, biết quan tâm, biết việc, và nói năng đâu ra đấy. Chúng là những học sinh hạng A, và Sophia vượt xa các bạn cùng lớp đến hai năm về môn toán. Chúng cũng nói trôi chảy tiếng Quan thoại. Và tất cả mọi người đều kinh ngạc trước khả năng chơi nhạc cổ điển của chúng. Nói một cách ngắn gọn, chúng giống hệt một hình mẫu trẻ em Trung Quốc.
Nhưng cũng không hoàn toàn vậy. Lần đầu tiên chúng tôi cùng các con về Trung Quốc năm 1999. Sophia và Lulu đều tóc nâu, mắt nâu, và chẳng mang một nét đặc trưng châu Á nào; nhưng chúng đều nói tiếng Trung. Sophia ăn được tất cả các món lục phủ ngũ tạng của tất cả các loại sinh vật - chân vịt, tai lợn, ốc biển - một trong những đặc điểm nhận dạng người Trung Quốc bị chỉ trích ở khắp nơi trên thế giới.
Ở tất cả mọi nơi chúng tôi đến trên đất Trung Quốc, thậm chí cả thành phố quốc tế Thượng Hải, các con gái tôi đều thu hút được sự hiếu kỳ của đám đông người địa phương, họ nhìn chúng chằm chằm, cười rúc rích, và chỉ trỏ vào "hai con bé người nước ngoài nói tiếng Trung Quốc". Ở Trung tâm Chăn nuôi Gấu trúc Chengdu (Chengdu Panda Breeding Center) tại tỉnh Tứ Xuyên, trong khi chúng tôi chụp ảnh bọn gấu trúc mũm mĩm mới sinh – hồng hào, co rúm, những sinh vật như ấu trùng thật hiếm khi sống sót – thì những khách du lịch người Trung Quốc chụp ảnh Sophia và Lulu.
Vài tháng sau, khi đã trở lại New Haven, nhân một lần tôi đang chỉ dẫn cho Sophia như cách một người Trung Quốc thường làm, nó ngắt lời tôi: "Mẹ ơi – con đâu phải người Trung Quốc."
"Có chứ, con là người Trung Quốc mà."
"Không đâu mẹ ơi – mẹ là người duy nhất nghĩ như thế đấy. Chẳng ai ở Trung Quốc nghĩ con là người Trung Quốc. Mà cũng chẳng ai ở Mỹ coi con là người Trung Quốc luôn."
Điều này khiến tôi lo lắng vô cùng, nhưng cuối cùng tôi nói với con: "À, tất cả đều nhầm đấy con ạ. Con là người Trung Quốc."
Sophia có cơ hội tham gia biểu diễn trong một sự kiện âm nhạc lớn đầu tiên năm 2003 khi chiến thắng trong Cuộc thi Concerto ở New Haven dành cho tuổi lên 10, và giành được quyền biểu diễn độc tấu dương cầm cùng dàn nhạc trẻ New Haven tại Battell Chapel của đại học Yale. Tôi sung sướng phát điên. Tôi viết một bài về Sophia đăng trên tờ báo địa phương, và sau đó cắt bài báo đóng khung treo lên. Tôi mời hơn một trăm người tới dự buổi hòa nhạc và tổ chức một bữa tiệc hoành tráng. Tôi mua cho Sophia chiếc váy dài đầu tiên trong đời và đôi giày mới. Ông bà nội ngoại đều đến cả; trước ngày biểu diễn, mẹ tôi vào bếp làm cả trăm chiếc há cảo, còn Florence thì làm tới 10 pounds cá hồi muối.
Trong khi đó, ở "mặt trận" luyện tập, chúng tôi bắt đầu tăng tốc. Sophia sẽ biểu diễn bản Rondo cho đàn dương cầm và dàn nhạc ở cung Rê trưởng, một trong những bản nhạc nâng cao nhất với người soạn nhạc. Mozart lúc nào cũng khó nhằn. Âm nhạc của ông nổi tiếng là sinh động, khác thường, sôi nổi, và không phải ráng sức - toàn những từ gieo nỗi kinh hoàng cho hầu hết nhạc sỹ.
Điều này chứng tỏ một điều là chỉ có những người rất trẻ hoặc đã già mới có thể chơi nhạc Mozart tốt được: những người rất trẻ bởi vì họ chẳng cần biết gì cả, còn là người già bởi vì họ chẳng cần cố gắng để gây ấn tượng với ai làm gì nữa. Bản Rondo mà Sophia sẽ chơi là thứ âm nhạc Mozart kinh điển. Thầy giáo của Sophia, Michelle, nói với nó rằng, "Khi em chơi những đoạn Rulat và các chỗ láy, hãy nghĩ đến rượu champagne hoặc nước xô-đa của Ý, tất cả bọt nước đều sủi tăm hết trên bề mặt."
Sophia đủ sức đối mặt với bất kỳ thử thách nào. Con bé sáng dạ lạ lùng, với những ngón tay mềm dẻo nhưng linh hoạt. Nhưng, hơn hết thảy, nó luôn nghe mọi điều tôi nói.
Khi đó, tôi trở thành một sỹ quan huấn luyện. Tôi phân nhỏ bản Rando, khi thì theo các đoạn, khi thì theo mục đích. Chúng tôi mất một giờ chỉ tập trung vào phát âm rõ ràng (làm rõ các nốt), rồi đến nhịp độ (với máy nhịp), tiếp đó là cường độ (ồn ào, êm dịu, crescendo/mạnh dần, decrescendo/nhẹ dần), rồi đến phân nhịp (định hướng các dòng nhạc), vân vân và vân vân. Hàng tuần trời, chúng tôi tập luyện tới tối khuya mỗi ngày. Tôi không tiếc những lời gắt gỏng, và thậm chí còn trở nên thô bạo khi đôi mắt Sophia mọng nước.
Cuối cùng ngày vĩ đại cũng đến, tôi đột nhiên đờ đẫn hết cả người; tôi không thể nào điều khiển được bản thân mình nữa. Nhưng Sophia lại có vẻ hứng khởi. Ở Battell Chapel, khi Sophia bước ra sân khấu cúi chào để biểu diễn bản độc tấu, con bé nở một nụ cười rạng rỡ, và tôi chỉ có thể nói là nó đang hạnh phúc. Khi Sophia biểu diễn bản nhạc - dưới vòm lá sẫm của cây sồi cổ thụ, trông nó thật nhỏ bé và can đảm bên cây đàn - trái tim tôi thắt lại bởi một cơn đau không cơn cớ.
AMY CHUA
'TTO - Các ông bố bà mẹ Trung Quốc thường có thể xoay xở được với mọi điều mà các bậc phụ mẫu phương Tây không thể làm được.
Một lần, khi tôi còn nhỏ - mà có thể không chỉ một lần - khi tôi sấc sược tỏ ra vô lễ với mẹ, bố tôi đã giận dữ gọi tôi là "đồ rác rưởi" bằng phương ngữ Phúc Kiến của chúng tôi. Điều này có tác động thật kỳ diệu. Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ về những điều mình đã làm. Nhưng điều này không hề động chạm gì đến lòng tự trọng của tôi hay bất cứ thứ gì tương tự như thế. Tôi biết chính xác bố tôi đã đánh giá cao tôi như thế nào. Thực sự tôi không hề nghĩ mình là thứ vô tích sự hay cảm thấy mình giống như một thứ rác rưởi.
Khi đã làm mẹ, có một lần tôi cũng làm điều ấy với Sophia, tôi gọi con là rác rưởi bằng tiếng Anh khi nó cư xử hỗn láo với tôi. Việc này xảy ra trong một bữa tiệc, và ngay lập tức tôi bị tẩy chay. Một vị khách tên là Marchy vô cùng khó chịu, cô ấy phát khóc lên và bỏ về sớm. Chủ nhà - cô bạn Susan của tôi - đã cố gắng thanh minh thay cho tôi với những vị khách còn lại.
"Trời ơi, có chút hiểu lầm ở đây. Amy chỉ nói bóng gió thế thôi - phải không nào Amy? Chị không thực lòng coi Sophia là ‘rác rưởi’."
"À, vâng, đúng thế. Nhưng nó đúng ở trong ngữ cảnh đó," tôi cố gắng giải thích. "Người Trung Quốc nhập cư chúng tôi thường nói vậy."
"Nhưng chị đâu phải là người Trung Quốc nhập cư," ai đó nhắc nhở tôi."Đúng thế," tôi thừa nhận. "Dĩ nhiên là không phải lúc nào cũng vậy."
Thực ra tôi chỉ cố gắng giữ hòa khí. Nhưng, việc này có hiệu quả tốt với Sophia.
Thực tế là các bậc phụ mẫu Trung Quốc có thể làm những điều dường như là không tưởng đối với người phương Tây - thậm chí cả những hành động có thể đem ra kiện tụng theo pháp luật được. Những người mẹ Trung Quốc có thể nói với các con gái của mình rằng, "Này đồ béo ị kia - giảm cân ngay đi." Ngược lại, các bậc cha mẹ phương Tây lại phải lòng vòng khi nói về vấn đề đó, bằng cách nói về "sức khỏe" và chẳng bao giờ dám đụng chạm đến các từ bắt đầu bằng chữ "b" ấy.
Và kết quả là con cái họ vẫn phải dùng đến liệu pháp tâm lý để điều trị việc ăn uống bừa bãi và chán ghét bản thân mình. (Có lần tôi cũng nghe thấy một ông bố phương Tây chúc mừng cô con gái đã trưởng thành của mình bằng việc bảo rằng cô ấy "xinh đẹp và giỏi giang không ngờ". Sau đó, cô gái nói với tôi rằng điều ấy khiến cô ấy cảm thấy như mình là một thứ bỏ đi vậy). Người Trung Quốc có thể thẳng thừng ra lệnh cho con cái trong khi các ông bố bà mẹ phương Tây chỉ có thể yêu cầu con cái cố gắng hết sức mình.
Là người Trung Quốc, cha mẹ có thể nói, "Đồ lười biếng. Tất cả bạn bè trong lớp đều đã tiến bộ vượt con rồi." Ngược lại, các bậc cha mẹ phương Tây phải đấu tranh với những cảm xúc trái ngược của chính mình về thành tích, và cố gắng thuyết phục bản thân rằng họ chẳng hề thất vọng về việc con cái mình đã bị loại ra sao.
Tôi đã suy nghĩ rất lung trong thời gian dài về việc các ông bố bà mẹ Trung Quốc có thể thoát khỏi những điều họ làm thế nào. Tôi nghĩ có ba khác biệt lớn về hệ tư tưởng giữa các bậc cha mẹ Trung Quốc và phương Tây.
Thứ nhất, tôi thấy rằng các bậc phụ mẫu phương Tây lo lắng thái quá về lòng tự trọng của con cái họ. Họ lo về việc con cái họ sẽ cảm thấy thế nào nếu chúng thất bại trong việc gì đó, và họ luôn luôn cố gắng cam đoan với con cái rằng chúng giỏi giang ra sao, cho dù kết quả của một bài kiểm tra hay một buổi biểu diễn có xoàng xĩnh đi nữa. Nói cách khác, các ông bố bà mẹ phương Tây luôn lo lắng về mặt tinh thần của con cái mình. Còn các bậc phụ mẫu Trung Quốc thì không. Họ coi trọng sức mạnh, chứ không phải sự yếu đuối, và kết quả là họ cư xử khác hẳn.
Ví dụ, nếu một đứa trẻ về nhà với một bài kiểm tra được điểm A trừ (-), một đấng phụ mẫu phương Tây rất có thể sẽ hết lời khen ngợi nó. Còn bà mẹ Trung Quốc sẽ há hốc miệng ra đầy kinh hãi và hỏi xem sai ở chỗ nào. Nếu đứa trẻ được điểm B, vài bậc cha mẹ phương Tây vẫn có thể khen ngợi. Một vài bậc phụ mẫu phương Tây sẽ bắt nó ngồi xuống và trách cứ con, nhưng họ sẽ cẩn trọng để không khiến đứa trẻ cảm thấy bất bình hay sợ hãi, và họ sẽ không mắng con cái là "ngu xuẩn", "vô tích sự", hay gọi nó là "mối nhục".
Nói một cách kín đáo, các bậc cha mẹ phương Tây có thể lo lắng rằng con cái họ không thực hiện tốt bài kiểm tra hoặc không có năng khiếu về môn đó hay là có gì đó không ổn trong việc giảng dạy và ở môi trường giáo dục của trường. Nếu điểm số của con cái không tăng, việc cuối cùng họ có thể làm là thu xếp một cuộc gặp gỡ với hiệu trưởng để bày tỏ mối nghi ngại về cách dạy môn học đó, hoặc nghi ngờ năng lực của giáo viên.
Nếu một đứa trẻ Trung Quốc bị điểm B - điều này chẳng bao giờ xảy ra - thì việc đầu tiên sẽ là nổ bùng một cơn giận dữ với gào la thét lác, vò tóc bứt tai. Sau đó, người mẹ Trung Quốc điên cuồng sẽ đưa ra cả tá mà có thể tới cả trăm bài kiểm tra luyện tập, và làm chúng cùng với con cái mình đến chừng nào nó đạt được điểm A mới thôi. Các ông bố bà mẹ Trung Quốc thường đòi hỏi điểm số hoàn hảo vì họ tin rằng con mình có thể đạt được chúng. Nếu con cái họ không đạt được điều kỳ vọng ấy, các bậc cha mẹ người Trung Quốc cho rằng chỉ có một lý do vì đứa trẻ đã không chăm chỉ đúng mức.
Đó là lý do tại sao giải pháp cho những điểm số không đạt yêu cầu luôn là mắng mỏ tới nơi, trừng phạt, và hạ nhục con cái. Các bậc cha mẹ người Trung Quốc tin rằng con cái mình sẽ đủ sức chịu đựng nỗi hổ thẹn và từ đó mà tiến bộ hơn. (Và khi một đứa trẻ Trung Quốc làm được điều gì đó giỏi giang, chúng sẽ nhận được đầy ắp những khen ngợi không tiếc lời của cha mẹ khi ở nhà).
Thứ hai, các ông bố bà mẹ Trung Quốc tin rằng con cái mang ơn họ về tất thảy. Lý do của điều này chẳng mấy rõ ràng, nhưng chắc chắn là một sự kết hợp giữa lòng hiếu thảo của Đạo Khổng với thực tế là các bậc cha mẹ đã hy sinh và làm rất nhiều điều cho con cái mình. (Và thực tế là các bà mẹ Trung Quốc nằm gai nếm mật, bỏ ra hàng giờ đồng hồ dài dặc mệt nhoài đích thân kèm cặp, dạy dỗ, khảo bài, và kiểm tra con cái). Dù gì đi nữa, cần hiểu rằng trẻ em Trung Quốc phải khôn lớn để trả ơn bố mẹ bằng việc vâng lời và khiến họ tự hào.
Ngược lại, tôi không nghĩ người phương Tây có cùng quan điểm về món nợ trường kỳ của con cái với bố mẹ như vậy. Jed có quan điểm hoàn toàn trái ngược với tôi, "Trẻ con đâu có chọn bố mẹ cho mình," có lần Jed nói với tôi. "Chúng thậm chí còn chẳng được lựa chọn là có ra đời hay không nữa kia. Chính các bậc cha mẹ đã khiến chúng ra đời, vì vậy họ phải có trách nhiệm nuôi nấng chúng chứ. Trẻ con chẳng nợ nần gì bố mẹ cả. Các ông bố bà mẹ có bổn phận phải lo cho con cái của mình." Quan niệm kiểu này biến tôi thành một thứ rất tệ hại trong mắt các bậc phụ mẫu phương Tây.
Thứ ba, các bậc cha mẹ Trung Quốc tin rằng họ biết rõ cái gì là tốt nhất cho con cái mình, vì vậy họ chẳng thèm đếm xỉa đến mong muốn và sở thích của chính bọn trẻ. Đó là lý do tại sao các cô con gái người Trung Quốc không thể có bạn trai ở trường trung học, và tại sao trẻ em Trung Quốc không được phép ngủ qua đêm ở trại hè. Đó cũng là lý do tại sao không một đứa trẻ Trung Quốc nào dám nói với mẹ chúng rằng, "Con đóng một vai trong vở kịch ở trường! Con là Villager Thứ Sáu. Con phải ở lại trường để diễn tập hàng ngày từ 3 giờ đến 7 giờ, và con cũng phải đi vào các cuối tuần nữa." Cầu Chúa cứu giúp cho bất kỳ đứa trẻ Trung Quốc nào cố gắng làm điều này.
Xin đừng hiểu lầm tôi: Điều đó không có nghĩa là các bậc phụ mẫu Trung Quốc không quan tâm đến con cái họ. Mà ngược lại hoàn toàn. Họ sẵn sàng từ bỏ tất cả mọi thứ vì con cái mình. Đây chỉ là một kiểu dạy dỗ con cái hoàn toàn khác biệt mà thôi. Tôi suy nghĩ về vấn đề này như người Trung Quốc, nhưng tôi biết rất nhiều bậc cha mẹ không phải là người Trung Quốc – thường là người Hàn Quốc, Ấn Độ, hoặc Pakistan – cũng có tư tưởng giống như vậy, vì vậy có thể đó là một vấn đề của người nhập cư. Hoặc có thể là sự kết hợp giữa người nhập cư với vài nền văn hóa khác.
Jed lại được nuôi dạy theo một kiểu rất khác. Cả bố lẫn mẹ Jed đều không phải người nhập cư. Sy và Florence cùng sinh ra và lớn lên ở gần Scranton, Pennsylvania, trong một gia đình Do Thái chính thống nghiêm khắc. Cả hai đều mất mẹ từ khi còn nhỏ, đều có tuổi thơ đau buồn và không mấy dễ chịu. Sau khi lấy nhau, họ lập tức rời khỏi Pennsylvania ngay khi có thể, cuối cùng đã ổn định cuộc sống ở Washington - Jed và các anh trai chị gái đều lớn lên ở đây. Khi làm cha mẹ, Sy và Florence quyết định sẽ cho con cái không gian riêng và được tự do, thứ mà họ không có được khi còn nhỏ. Họ tin tưởng vào lựa chọn cá nhân và giá trị của độc lập, sáng tạo cũng như những đòi hỏi về quyền hạn trong một chừng mực nào đó.
Đó là một thế giới khác hẳn với thế giới của cha mẹ tôi. Bố mẹ Jed cho phép anh lựa chọn việc anh muốn hay không muốn chơi vĩ cầm (anh ấy đã từ chối và giờ thì hối hận) và coi anh ấy như một người trưởng thành có quan điểm riêng. Cha mẹ tôi không bao giờ cho tôi bất kỳ lựa chọn nào, và không bao giờ hỏi ý kiến tôi về bất cứ điều gì. Hàng năm, bố mẹ Jed để cho anh được vui chơi suốt cả mùa hè với anh trai và chị gái ở một ngôi nhà thuộc vùng thôn quê được gọi là Crystal Lake (Hồ Pha lê); Jed nói rằng đó là quãng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời mình, và chúng tôi cố gắng đưa Sophia và Lulu tới Hồ Pha lê khi nào có thể.
Trái lại, tôi lại phải mang theo máy tính đã được lập trình - tôi ghét mùa hè. (Katrin cũng vậy. Đó là cô em gái kém tôi bảy tuổi và là bạn tâm giao của tôi, rất giỏi lập trình máy tính, đã phải ngấu nghiến hết các loại sách về ngữ pháp và tự học các mẫu câu để giết thời gian). Bố mẹ Jed có khiếu thẩm mỹ tốt và tài nghệ riêng. Còn cha mẹ tôi thì không. Bố mẹ Jed chi trả một phần chứ không phải là tất cả chi phí học tập của anh ấy. Còn cha mẹ tôi thì luôn chi trả tất cả, nhưng họ luôn trông đợi được chăm sóc, đối xử kính trọng và tận tâm từ con cái khi họ già cả. Bố mẹ Jed thì, dĩ nhiên, chẳng bao giờ có niềm hy vọng đó cả.
Bố mẹ Jed thường đi nghỉ mà không đem con cái cùng đi. Họ đi du lịch cùng với bạn bè tới những nơi đầy nguy hiểm kiểu như Guatemala (nơi đầy rẫy những kẻ bắt cóc tống tiền), Zimbabwe (nơi người ta vẫn còn săn bắt hái lượm), hay Borobudur, hoặc Indonesia (nơi họ đã nghe được gamelan). Cha mẹ tôi không bao giờ đi nghỉ mà không có con cái cùng đi, điều đó có nghĩa là chúng tôi nghỉ ở trong những nhà nghỉ rẻ tiền. Thêm nữa, từng lớn lên ở các nước đang phát triển, bố mẹ tôi không bao giờ đến Guatemala, Zimbabwe, hay Borobudur dù thậm chí nếu có ai đó đề nghị chi trả cho họ; thay vì đó họ tới các nước châu Âu, nơi được các Chính phủ bảo hộ.
Mặc dù tôi và Jed không bàn bạc dứt khoát về việc này, nhưng về cơ bản chúng tôi duy trì cách nuôi dạy con cái của người Trung Quốc trong gia đình. Có một vài lý do về chuyện này. Thứ nhất, giống như nhiều bà mẹ khác, chủ yếu là tôi thực hiện công việc dạy dỗ con cái, điều này khiến cho cách dạy dỗ của tôi chiếm ưu thế hơn. Dù tôi và Jed có chung nghề nghiệp và tôi cũng bận chẳng kém gì anh ấy ở Yale, nhưng tôi mới là người phải đôn đốc các con làm bài tập về nhà, luyện tiếng mẹ đẻ và tập tất thảy các bản nhạc cho cả dương cầm lẫn vĩ cầm.
Thứ hai, ngoại trừ quan điểm của tôi, Jed ủng hộ việc nuôi dạy con cái nghiêm khắc. Anh ấy thường phàn nàn về những gia đình mà các ông bố bà mẹ không bao giờ nói "không" với con cái - hoặc là tệ hơn, nói "không" nhưng lại buộc chúng phải tuân theo. Nhưng khi Jed rất giỏi việc nói "không" với hai cô con gái, anh ấy lại chẳng hề kiên quyết với chúng. Anh ấy chẳng bao giờ ép buộc những việc như chơi đàn với các con nếu chúng đã từ chối. Anh ấy chẳng hề biết lựa chọn nào là đúng đắn cho các con. Và khi đó, tôi xuất hiện.
Nhưng chắc chắn điều quan trọng nhất, chúng tôi bị gắn với "phương thức" Trung Quốc này bởi vì những kết quả đến sớm tới mức khó có thể chối cãi. Các bậc phụ mẫu khác hỏi han liên tục về bí mật của chúng tôi. Sophia và Lulu là những đứa trẻ gương mẫu. Ở chốn đông người, chúng rất lễ phép, biết quan tâm, biết việc, và nói năng đâu ra đấy. Chúng là những học sinh hạng A, và Sophia vượt xa các bạn cùng lớp đến hai năm về môn toán. Chúng cũng nói trôi chảy tiếng Quan thoại. Và tất cả mọi người đều kinh ngạc trước khả năng chơi nhạc cổ điển của chúng. Nói một cách ngắn gọn, chúng giống hệt một hình mẫu trẻ em Trung Quốc.
Nhưng cũng không hoàn toàn vậy. Lần đầu tiên chúng tôi cùng các con về Trung Quốc năm 1999. Sophia và Lulu đều tóc nâu, mắt nâu, và chẳng mang một nét đặc trưng châu Á nào; nhưng chúng đều nói tiếng Trung. Sophia ăn được tất cả các món lục phủ ngũ tạng của tất cả các loại sinh vật - chân vịt, tai lợn, ốc biển - một trong những đặc điểm nhận dạng người Trung Quốc bị chỉ trích ở khắp nơi trên thế giới.
Ở tất cả mọi nơi chúng tôi đến trên đất Trung Quốc, thậm chí cả thành phố quốc tế Thượng Hải, các con gái tôi đều thu hút được sự hiếu kỳ của đám đông người địa phương, họ nhìn chúng chằm chằm, cười rúc rích, và chỉ trỏ vào "hai con bé người nước ngoài nói tiếng Trung Quốc". Ở Trung tâm Chăn nuôi Gấu trúc Chengdu (Chengdu Panda Breeding Center) tại tỉnh Tứ Xuyên, trong khi chúng tôi chụp ảnh bọn gấu trúc mũm mĩm mới sinh – hồng hào, co rúm, những sinh vật như ấu trùng thật hiếm khi sống sót – thì những khách du lịch người Trung Quốc chụp ảnh Sophia và Lulu.
Vài tháng sau, khi đã trở lại New Haven, nhân một lần tôi đang chỉ dẫn cho Sophia như cách một người Trung Quốc thường làm, nó ngắt lời tôi: "Mẹ ơi – con đâu phải người Trung Quốc."
"Có chứ, con là người Trung Quốc mà."
"Không đâu mẹ ơi – mẹ là người duy nhất nghĩ như thế đấy. Chẳng ai ở Trung Quốc nghĩ con là người Trung Quốc. Mà cũng chẳng ai ở Mỹ coi con là người Trung Quốc luôn."
Điều này khiến tôi lo lắng vô cùng, nhưng cuối cùng tôi nói với con: "À, tất cả đều nhầm đấy con ạ. Con là người Trung Quốc."
Sophia có cơ hội tham gia biểu diễn trong một sự kiện âm nhạc lớn đầu tiên năm 2003 khi chiến thắng trong Cuộc thi Concerto ở New Haven dành cho tuổi lên 10, và giành được quyền biểu diễn độc tấu dương cầm cùng dàn nhạc trẻ New Haven tại Battell Chapel của đại học Yale. Tôi sung sướng phát điên. Tôi viết một bài về Sophia đăng trên tờ báo địa phương, và sau đó cắt bài báo đóng khung treo lên. Tôi mời hơn một trăm người tới dự buổi hòa nhạc và tổ chức một bữa tiệc hoành tráng. Tôi mua cho Sophia chiếc váy dài đầu tiên trong đời và đôi giày mới. Ông bà nội ngoại đều đến cả; trước ngày biểu diễn, mẹ tôi vào bếp làm cả trăm chiếc há cảo, còn Florence thì làm tới 10 pounds cá hồi muối.
Trong khi đó, ở "mặt trận" luyện tập, chúng tôi bắt đầu tăng tốc. Sophia sẽ biểu diễn bản Rondo cho đàn dương cầm và dàn nhạc ở cung Rê trưởng, một trong những bản nhạc nâng cao nhất với người soạn nhạc. Mozart lúc nào cũng khó nhằn. Âm nhạc của ông nổi tiếng là sinh động, khác thường, sôi nổi, và không phải ráng sức - toàn những từ gieo nỗi kinh hoàng cho hầu hết nhạc sỹ.
Điều này chứng tỏ một điều là chỉ có những người rất trẻ hoặc đã già mới có thể chơi nhạc Mozart tốt được: những người rất trẻ bởi vì họ chẳng cần biết gì cả, còn là người già bởi vì họ chẳng cần cố gắng để gây ấn tượng với ai làm gì nữa. Bản Rondo mà Sophia sẽ chơi là thứ âm nhạc Mozart kinh điển. Thầy giáo của Sophia, Michelle, nói với nó rằng, "Khi em chơi những đoạn Rulat và các chỗ láy, hãy nghĩ đến rượu champagne hoặc nước xô-đa của Ý, tất cả bọt nước đều sủi tăm hết trên bề mặt."
Sophia đủ sức đối mặt với bất kỳ thử thách nào. Con bé sáng dạ lạ lùng, với những ngón tay mềm dẻo nhưng linh hoạt. Nhưng, hơn hết thảy, nó luôn nghe mọi điều tôi nói.
Khi đó, tôi trở thành một sỹ quan huấn luyện. Tôi phân nhỏ bản Rando, khi thì theo các đoạn, khi thì theo mục đích. Chúng tôi mất một giờ chỉ tập trung vào phát âm rõ ràng (làm rõ các nốt), rồi đến nhịp độ (với máy nhịp), tiếp đó là cường độ (ồn ào, êm dịu, crescendo/mạnh dần, decrescendo/nhẹ dần), rồi đến phân nhịp (định hướng các dòng nhạc), vân vân và vân vân. Hàng tuần trời, chúng tôi tập luyện tới tối khuya mỗi ngày. Tôi không tiếc những lời gắt gỏng, và thậm chí còn trở nên thô bạo khi đôi mắt Sophia mọng nước.
Cuối cùng ngày vĩ đại cũng đến, tôi đột nhiên đờ đẫn hết cả người; tôi không thể nào điều khiển được bản thân mình nữa. Nhưng Sophia lại có vẻ hứng khởi. Ở Battell Chapel, khi Sophia bước ra sân khấu cúi chào để biểu diễn bản độc tấu, con bé nở một nụ cười rạng rỡ, và tôi chỉ có thể nói là nó đang hạnh phúc. Khi Sophia biểu diễn bản nhạc - dưới vòm lá sẫm của cây sồi cổ thụ, trông nó thật nhỏ bé và can đảm bên cây đàn - trái tim tôi thắt lại bởi một cơn đau không cơn cớ.
AMY CHUA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét