Khúc chiến ca của Mẹ Hổ Phần 8
Kỳ 8: Nhạc cụ của Lulu
TTO - Tôi thích trường Duke. Các đồng nghiệp đều phóng khoáng, tốt bụng, và thông minh. Chúng tôi đã có nhiều bạn bè thân thiết. Vướng mắc duy nhất là Jed vẫn giảng dạy ở Yale, cách xa nhà tới 500 dặm. Nhưng chúng tôi chấp nhận điều đó, bằng việc đi lại mấy năm ròng giữa Durham và New Haven, mà người di chuyển chủ yếu là Jed.
Năm 2000, khi Sophia lên bảy và Lulu lên bốn, tôi nhận được một cuộc gọi từ đại học Luật New York mời tôi tới "thăm". Tôi ghét ý tưởng rời bỏ Duke, nhưng New York gần New Haven, vậy là chúng tôi khăn gói quả mướp lên đường, ở Manhattan trong sáu tháng.
Đó là sáu tháng địa ngục. "Thăm" thế giới giảng dạy luật học là gia nhập vào một chuyên khoa dựa trên một nền tảng thử thách. Về cơ bản, đó là một cuộc phỏng vấn kéo dài cả một học kỳ, trong đó bạn phải gây ấn tượng với tất cả mọi người rằng bạn thông minh đến thế nào, đồng thời còn phải nịnh nọt họ nữa kia. ("Nhưng tôi vẫn còn chưa thanh toán xong vấn đề này với anh, Bernard. Chẳng phải mô hình của anh – việc chuyển đổi hình mẫu vào thực tế có ảnh hưởng rộng rãi hơn anh tưởng hay sao?" Hoặc là: "Tôi không chắc mình đã thuyết phục hoàn toàn theo chú thích 81 trong bài ‘Pháp luật và Lacan’ của anh hay chưa, vấn đề rành rành là hóc búa rồi – nhưng anh không phiền nếu tôi đưa ra thảo luận ở lớp tôi chứ?")
Còn ở các trường học, Manhattan hành xử đúng với tiếng tăm lẫy lừng của nó. Tôi và Jed được giới thiệu với thế giới của những học sinh lớp 3 tuổi chuẩn bị tới SAT và các bạn bé mới tập đi với người giám hộ và bản sao hồ sơ. Cuối cùng, chúng tôi quyết định cho Sophia học ở trường công P.S. 3 nằm ngay ở mé bên phải con đường dẫn tới căn hộ chúng tôi thuê. Còn Lulu thì vào mẫu giáo, thế nhưng nó vẫn phải làm một đống bài kiểm tra.
Tôi tha thiết mong sao Lulu được nhận vào lớp mẫu giáo nằm trong nhà thờ đẹp đẽ với những ô cửa sổ lắp kính màu này. Chỉ sau khoảng năm phút, người quản lý phụ trách việc xét tuyển đã quay trở lại ngay cùng với Lulu, muốn xác nhận với tôi rằng Lulu không thể đếm – không phải là sai trái gì ở đây, nhưng bà ta muốn xác nhận điều đó.
"Ôi trời, tất nhiên là Lulu có thể đếm chứ!" Tôi kêu lên, đầy sợ hãi. "Cho tôi gặp cháu một giây thôi". Tôi lôi Lulu sang một bên, và rít lên "Lulu, con đang làm cái gì thế? Đây không phải trò đùa đâu". Lulu cau có. "Con chỉ đếm được trong đầu thôi." "Con không thể chỉ đếm trong đầu – con phải đếm to lên để cho quý bà đây thấy là con biết đếm! Bà ấy đang kiểm tra con đấy. Họ sẽ không cho con vào trường này nếu con không cho họ thấy điều ấy." "Nhưng con không thích đến trường này."
Như đã tôi đã nói, tôi không tin vào việc mua chuộc bọn trẻ. Cả nước Mỹ lẫn Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế đều đã thông qua các hiệp định quốc tế về chống hối lộ; thêm vào đấy thì dù gì đi nữa, con cái nên chi trả cho bố mẹ mới phải. Nhưng tôi đành liều mạng, "Lulu này," tôi thì thầm, "nếu con làm như vậy, mẹ sẽ mua cho con kẹo mút và dẫn con tới hiệu sách." Tôi kéo Lulu trở lại, vui vẻ bảo: "Giờ thì Llulu đã sẵn sàng rồi."
Lúc này, cô phụ trách việc xét tuyển cho phép tôi dẫn Lulu vào phòng kiểm tra. Cô đặt bốn hình khối lên bàn và yêu cầu Lulu đếm.
Lulu liếc nhanh mấy hình khối rồi đếm "Mười một, sáu, mười, bốn."
Lạnh toát cả người, tôi nghĩ đến việc tóm lấy con bé và chuồn nhanh cho rồi, nhưng cô quản lý bình tĩnh đặt thêm bốn hình nữa chồng lên nhau: "Bây giờ thì là bao nhiêu hả Lulu, em có thể đếm tất cả không?"
Lulu nhìn chằm chằm vào đống hình khối một lát rồi bắt đầu đếm, "Sáu, bốn, một, ba, không, mười hai, hai, tám."
Tôi không thể chịu hơn được nữa, "Lulu! Thôi ngay đi!"
"Không, không, chị cứ để kệ cháu". Cô quản lý giơ hai tay ra, trên gương mặt cô ấy có một tia nhìn thích thú, rồi quay lại phía Lulu: "Cô thấy rồi, Louisa, cháu thích đếm theo cách của cháu phải không nào?"
Lulu liếc trộm về phía tôi – con bé biết là tôi đang bực mình – rồi khẽ gật đầu.
"Có tám hình khối ở đây," cô quản lý bất ngờ tiếp tục, "Cháu đã đúng – dù cháu đã đếm bằng cách rất đặc biệt. Thật tuyệt khi được biết cách đếm riêng của cháu. Đây chính là những điều chúng ta đang gắng sức khuyến khích ở trường này."
Tôi nhẹ cả người, cuối cùng thì tôi cũng được phép thở phào nhẹ nhõm. Có thể nói người phụ nữ này thích Lulu. Thực tế thì có rất nhiều người thích nó – có điều gì đó gần như là sự quyến rũ từ cái vẻ tửng tưng rất được lòng người của con bé. Tôi nhủ thầm, ơn giời là chúng tôi đang ở trên đất Mỹ, chẳng bao giờ có nghi hoặc gì ở đây bởi các cuộc nổi dậy của Cách mạng Mỹ luôn được coi trọng. Nếu ở Trung Quốc thì họ sẽ tống Lulu vào trại cải tạo.
Thật trớ trêu, cuối cùng Lulu lại thích thú việc tới trường ở New York, trong khi Sophia luôn tỏ ra khá rụt rè, lại có khoảng thời gian khó khăn hơn. Trong cuộc họp phụ huynh, giáo viên của Sophia nói với chúng tôi là mặc dù cô chưa bao giờ dạy một học sinh giỏi như thế, nhưng cô thấy lo lắng về quan hệ xã hội của Sophia, vì trong giờ ra chơi và ăn trưa con bé luôn có một mình, lang thang quanh sân trường với quyển sách trên tay. Tôi và Jed hoảng lên, nhưng khi hỏi Sophia về trường học, con bé khăng khăng rằng vẫn thấy vui vẻ.
Chúng tôi đã sống được trọn một học kỳ ở thành phố New York. Thậm chí tôi còn tìm cách có được lời đề nghị của đại học New York mà suýt nữa tôi đã nhận lời. Nhưng rồi một loạt sự việc không mong đợi xảy tới. Tôi cho đăng một bài báo về dân chủ và sắc tộc ở các nước đang phát triển, thu hút được nhiều sự chú ý trong giới hoạch định chính sách. Vì bài báo này, Yale đã, thay vì từ chối tôi, họ đưa ra lời đề nghị mời tôi làm giảng viên chính thức. Đã bảy năm kể từ khi tôi không thể giành được việc làm này chỉ qua một bữa trưa, tôi chấp nhận, cho dù niềm vui có pha lẫn ngậm ngùi. Cuộc sống nay đây mai đó không còn nữa, Jed chẳng phải đi lại thường xuyên, Sophia và Lulu sẽ yên ổn và cùng học chung một trường ở New Haven.
Đến lúc này, Lulu cũng bắt đầu học đàn dương cầm với thầy giáo Michelle của Sophia tại Neighborhood Music School. Tôi cảm thấy như mình sống hai cuộc đời vậy. Tôi dậy từ năm giờ sáng và viết lách nửa ngày rồi giảng dạy ở trường luật Yale, sau đó về nhà với các buổi luyện tập hàng ngày cùng hai cô con gái. Với Lulu thì luôn luôn kéo theo sau đó bao nhiêu răn đe, hăm dọa và cả buộc phải giữ lời nữa.
Thực ra, Lulu là một ca sỹ bẩm sinh với giọng ca gần như hoàn hảo. Bất hạnh thay, con bé lại ghét tập luyện và không hề tập trung. Trong khi đáng ra phải luyện tập thì nó lại trò chuyện với những chú chim bên ngoài cửa sổ hoặc với những nếp nhăn trên gương mặt tôi. Ấy thế mà Lulu vẫn tiến bộ nhanh chóng qua những cuốn sách dạy dương cầm của Suzuki và biểu diễn thật tuyệt vời. Khi độc tấu, con bé không bao giờ có được sự hoàn hảo như Sophia, nhưng những chỗ thiếu hụt về độ chính xác kỹ thuật lại được bù đắp nhiều hơn bằng các đoạn nhạc chơi đầy phong cách và du dương/nhuần nhuyễn ngang ngửa với Sophia.
Trong thời gian này, tôi quyết rằng Lulu nên bắt đầu chơi một nhạc cụ khác. Bạn bè có con cái lớn hơn đã khuyên tôi rằng tốt hơn là để hai cô con gái theo đuổi các sở thích khác nhau, nhằm giảm thiểu cạnh tranh giữa chúng. Lời khuyên này thực sự có ích vì Sophia đã bắt đầu được biết đến nhiều với cây đàn dương cầm, cùng nhiều giải thưởng khu vực; và thường xuyên được các giáo viên, nhà thờ và tổ chức cộng đồng mời biểu diễn. Chúng tôi đi tới đâu Lulu cũng buộc phải nghe những lời tán dương về Sophia.
Cố nhiên, câu hỏi đặt ra là nhạc cụ mới Lulu nên chơi là gì? Nhà chồng tôi, những người trí thức Do Thái tự do có những quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Họ biết tính bướng bỉnh của Lulu và đã nghe thấy sự kêu la thét lác trong những buổi luyện tập của chúng tôi. Mọi người thuyết phục tôi nên cho nó theo đuổi một thứ gì đó ít áp lực hơn.
"Sáo thì thế nào?" bố chồng tôi - Sy gợi ý. Là một người đàn ông cao lớn vạm vỡ trông giống hệt thần Zeus, Sy sở hữu một phòng tâm lý liệu pháp rất phát đạt ở Washington. Thực ra ông rất có khiếu về âm nhạc, với chất giọng trầm hùng, và thực tế là chị gái của Jed cũng có chất giọng đẹp, hẳn rằng Sophia và Lulu thừa hưởng được gen âm nhạc từ họ.
"Sáo?" mẹ chồng tôi - Florence - hỏi lại đầy ngờ vực khi nghe gợi ý của Sy, "nghe đã thấy chán ngắt lên rồi". Mẹ chồng tôi là nhà phê bình nghệ thuật, sống ở New York. Bà vừa xuất bản cuốn tiểu sử của Clement Greenberg, nhà phê bình gây tranh cãi của nghệ thuật đương đại, người đã phát hiện ra Jackson Pollock (*) và chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng Mỹ. Florence và Sy đã ly hôn hai mươi năm nay, và nhìn chung bà chẳng bao giờ đồng ý với bất kỳ điều gì ông nói. "Có thể là thứ gì đó sôi động hơn đi, như một nhạc cụ trong gamelan chẳng hạn? Nó có thể chơi cồng được không nhỉ?"
Florence là người lịch thiệp, ưa mạo hiểm, và theo chủ nghĩa thế giới. Nhiều năm trước, bà đi du lịch sang Indonesia, tại đây bà đã bị âm nhạc gamelan (**) của người Gia-va quyến rũ. Đó là một dàn nhạc nhỏ với khoảng từ mười lăm tới hai mươi nhạc sỹ, ngồi bắt chéo chân trên sàn nhà và chơi bộ gõ giống như kempul (một bộ cồng đeo trên cổ với những cung bậc khác nhau), cùng saron (một loại đàn gỗ dây kim loại lớn), hoặc với bonang (một tổ hợp trống định âm được chơi giống như trống nhưng âm thanh vang hơn).
Thú vị là nhà soạn nhạc người Pháp Claude Debussy lại có phản ứng tương tự như mẹ chồng tôi về dàn nhạc gamelan. Đối với Debussy cũng như với Florence, gamelan là một sự khải thị. Năm 1895, ông viết cho một người bạn rằng âm nhạc của người Java "có thể biểu hiện mọi sắc thái của ý nghĩa, thậm chí là cả những điều không thể nói ra được". Sau đó, ông đã cho đăng một bài báo mô tả về người Java là "những con người tuyệt vời, chơi nhạc đối với họ cũng tự nhiên như việc hít thở vậy. Trường học âm nhạc của họ là nhịp điệu vĩnh cửu của biển, tiếng lá rơi, và hàng nghìn âm thanh nhỏ bé khác họ đã nghe vô cùng chăm chú, mà không hề phải tham vấn bất kỳ thứ lý luận còn mơ hồ nào".
Về phần mình, tôi nghĩ Debussy vừa mới trải qua một giai đoạn tôn sùng quá mức văn hóa ngoại lai. Điều tương tự cũng xảy ra với những người bạn Pháp của Debussy là Henri Rousseau và Paul Gauguin, những người khởi đầu cho phong trào vẽ những thổ dân Pô-li-nê-di cho đến suốt sau này. Một thay đổi đặc biệt kinh khủng của hiện tượng này có thể thấy ở California thời kỳ cận đại: những người đàn ông với Cơn Sốt Da Vàng, chỉ hò hẹn với những người phụ nữ châu Á - có khi tới cả tá người liền nhau - mà không cần biết là họ xấu đẹp ra sao hay là người châu Á loại nào. Theo những gì tôi biết thì Jed không từng hò hẹn với bất cứ phụ nữ châu Á nào trước tôi.
Có thể nguyên do tôi không đánh giá cao âm nhạc gamelan là vì tôi đã từng nghe loại âm nhạc ấy khi chúng tôi tới Indonesia năm 1992, và tôi thấy khó mà thành tựu được. Tôi không biết đã mấy trăm lần tôi hét lên với Lulu: "Tất cả những gì giá trị và quan trọng đều phải khó khăn mới đạt được! Con có biết mẹ đã phải vượt qua những gì để được dạy ở Yale không?" Âm nhạc gamelan mê hoặc bởi vì nó quá đơn giản, tự do và lặp đi lặp lại. Ngược lại, những tác phẩm nổi bật của Debussy lại phản ánh những họa âm phức tạp, đầy tham vọng, kỹ thuật cao, có mục đích, và đầy chủ ý - và vâng, chí ít thì trong vài tác phẩm của ông ta cũng có ảnh hưởng của gamelan. Nó giống như sự khác biệt giữa ngôi nhà tranh vách đất có sức mê hoặc riêng, với Cung điện Versailles.
Dù gì, tôi cũng loại trừ những chiếc cồng cùng mấy cái sáo cho Lulu. Bản năng xúi bảo tôi phải đối nghịch với gia đình nhà chồng. Tôi tin rằng cách duy nhất để Lulu thoát khỏi cái bóng của chị gái mình trong biểu diễn âm nhạc xuất sắc là chơi một nhạc cụ khó hơn, và yêu cầu kỹ thuật cao hơn. Đó là lý do tôi chọn vĩ cầm. Ngày tôi đưa ra quyết định này - mà không cần hỏi ý kiến Lulu, và bỏ qua mọi lời khuyên nhủ của những người xung quanh - là cái ngày tôi tự định đoạt số mệnh cho mình.
**************
(*) Paul Jackson Pollock (1912 - 19560 là một họa sỹ có ảnh hưởng lớn người Mỹ và là một đại diện cho phong trào nghệ thuật biểu hiện trừu tượng. Ông say mê sự nổi tiếng và cũng có khá nhiều tai tiếng.
(**) Gamelan là một dàn nhạc của Indonesia, thường xuất hiện ở các đảo Bali hoặc Java. Dàn nhạc gồm một loạt nhạc cụ như: đàn gỗ, trống, cồng chiêng, sáo trúc, và có thể có cả ca sỹ biểu diễn.
AMY CHUA
TTO - Tôi thích trường Duke. Các đồng nghiệp đều phóng khoáng, tốt bụng, và thông minh. Chúng tôi đã có nhiều bạn bè thân thiết. Vướng mắc duy nhất là Jed vẫn giảng dạy ở Yale, cách xa nhà tới 500 dặm. Nhưng chúng tôi chấp nhận điều đó, bằng việc đi lại mấy năm ròng giữa Durham và New Haven, mà người di chuyển chủ yếu là Jed.
Năm 2000, khi Sophia lên bảy và Lulu lên bốn, tôi nhận được một cuộc gọi từ đại học Luật New York mời tôi tới "thăm". Tôi ghét ý tưởng rời bỏ Duke, nhưng New York gần New Haven, vậy là chúng tôi khăn gói quả mướp lên đường, ở Manhattan trong sáu tháng.
Đó là sáu tháng địa ngục. "Thăm" thế giới giảng dạy luật học là gia nhập vào một chuyên khoa dựa trên một nền tảng thử thách. Về cơ bản, đó là một cuộc phỏng vấn kéo dài cả một học kỳ, trong đó bạn phải gây ấn tượng với tất cả mọi người rằng bạn thông minh đến thế nào, đồng thời còn phải nịnh nọt họ nữa kia. ("Nhưng tôi vẫn còn chưa thanh toán xong vấn đề này với anh, Bernard. Chẳng phải mô hình của anh – việc chuyển đổi hình mẫu vào thực tế có ảnh hưởng rộng rãi hơn anh tưởng hay sao?" Hoặc là: "Tôi không chắc mình đã thuyết phục hoàn toàn theo chú thích 81 trong bài ‘Pháp luật và Lacan’ của anh hay chưa, vấn đề rành rành là hóc búa rồi – nhưng anh không phiền nếu tôi đưa ra thảo luận ở lớp tôi chứ?")
Còn ở các trường học, Manhattan hành xử đúng với tiếng tăm lẫy lừng của nó. Tôi và Jed được giới thiệu với thế giới của những học sinh lớp 3 tuổi chuẩn bị tới SAT và các bạn bé mới tập đi với người giám hộ và bản sao hồ sơ. Cuối cùng, chúng tôi quyết định cho Sophia học ở trường công P.S. 3 nằm ngay ở mé bên phải con đường dẫn tới căn hộ chúng tôi thuê. Còn Lulu thì vào mẫu giáo, thế nhưng nó vẫn phải làm một đống bài kiểm tra.
Tôi tha thiết mong sao Lulu được nhận vào lớp mẫu giáo nằm trong nhà thờ đẹp đẽ với những ô cửa sổ lắp kính màu này. Chỉ sau khoảng năm phút, người quản lý phụ trách việc xét tuyển đã quay trở lại ngay cùng với Lulu, muốn xác nhận với tôi rằng Lulu không thể đếm – không phải là sai trái gì ở đây, nhưng bà ta muốn xác nhận điều đó.
"Ôi trời, tất nhiên là Lulu có thể đếm chứ!" Tôi kêu lên, đầy sợ hãi. "Cho tôi gặp cháu một giây thôi". Tôi lôi Lulu sang một bên, và rít lên "Lulu, con đang làm cái gì thế? Đây không phải trò đùa đâu". Lulu cau có. "Con chỉ đếm được trong đầu thôi." "Con không thể chỉ đếm trong đầu – con phải đếm to lên để cho quý bà đây thấy là con biết đếm! Bà ấy đang kiểm tra con đấy. Họ sẽ không cho con vào trường này nếu con không cho họ thấy điều ấy." "Nhưng con không thích đến trường này."
Như đã tôi đã nói, tôi không tin vào việc mua chuộc bọn trẻ. Cả nước Mỹ lẫn Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế đều đã thông qua các hiệp định quốc tế về chống hối lộ; thêm vào đấy thì dù gì đi nữa, con cái nên chi trả cho bố mẹ mới phải. Nhưng tôi đành liều mạng, "Lulu này," tôi thì thầm, "nếu con làm như vậy, mẹ sẽ mua cho con kẹo mút và dẫn con tới hiệu sách." Tôi kéo Lulu trở lại, vui vẻ bảo: "Giờ thì Llulu đã sẵn sàng rồi."
Lúc này, cô phụ trách việc xét tuyển cho phép tôi dẫn Lulu vào phòng kiểm tra. Cô đặt bốn hình khối lên bàn và yêu cầu Lulu đếm.
Lulu liếc nhanh mấy hình khối rồi đếm "Mười một, sáu, mười, bốn."
Lạnh toát cả người, tôi nghĩ đến việc tóm lấy con bé và chuồn nhanh cho rồi, nhưng cô quản lý bình tĩnh đặt thêm bốn hình nữa chồng lên nhau: "Bây giờ thì là bao nhiêu hả Lulu, em có thể đếm tất cả không?"
Lulu nhìn chằm chằm vào đống hình khối một lát rồi bắt đầu đếm, "Sáu, bốn, một, ba, không, mười hai, hai, tám."
Tôi không thể chịu hơn được nữa, "Lulu! Thôi ngay đi!"
"Không, không, chị cứ để kệ cháu". Cô quản lý giơ hai tay ra, trên gương mặt cô ấy có một tia nhìn thích thú, rồi quay lại phía Lulu: "Cô thấy rồi, Louisa, cháu thích đếm theo cách của cháu phải không nào?"
Lulu liếc trộm về phía tôi – con bé biết là tôi đang bực mình – rồi khẽ gật đầu.
"Có tám hình khối ở đây," cô quản lý bất ngờ tiếp tục, "Cháu đã đúng – dù cháu đã đếm bằng cách rất đặc biệt. Thật tuyệt khi được biết cách đếm riêng của cháu. Đây chính là những điều chúng ta đang gắng sức khuyến khích ở trường này."
Tôi nhẹ cả người, cuối cùng thì tôi cũng được phép thở phào nhẹ nhõm. Có thể nói người phụ nữ này thích Lulu. Thực tế thì có rất nhiều người thích nó – có điều gì đó gần như là sự quyến rũ từ cái vẻ tửng tưng rất được lòng người của con bé. Tôi nhủ thầm, ơn giời là chúng tôi đang ở trên đất Mỹ, chẳng bao giờ có nghi hoặc gì ở đây bởi các cuộc nổi dậy của Cách mạng Mỹ luôn được coi trọng. Nếu ở Trung Quốc thì họ sẽ tống Lulu vào trại cải tạo.
Thật trớ trêu, cuối cùng Lulu lại thích thú việc tới trường ở New York, trong khi Sophia luôn tỏ ra khá rụt rè, lại có khoảng thời gian khó khăn hơn. Trong cuộc họp phụ huynh, giáo viên của Sophia nói với chúng tôi là mặc dù cô chưa bao giờ dạy một học sinh giỏi như thế, nhưng cô thấy lo lắng về quan hệ xã hội của Sophia, vì trong giờ ra chơi và ăn trưa con bé luôn có một mình, lang thang quanh sân trường với quyển sách trên tay. Tôi và Jed hoảng lên, nhưng khi hỏi Sophia về trường học, con bé khăng khăng rằng vẫn thấy vui vẻ.
Chúng tôi đã sống được trọn một học kỳ ở thành phố New York. Thậm chí tôi còn tìm cách có được lời đề nghị của đại học New York mà suýt nữa tôi đã nhận lời. Nhưng rồi một loạt sự việc không mong đợi xảy tới. Tôi cho đăng một bài báo về dân chủ và sắc tộc ở các nước đang phát triển, thu hút được nhiều sự chú ý trong giới hoạch định chính sách. Vì bài báo này, Yale đã, thay vì từ chối tôi, họ đưa ra lời đề nghị mời tôi làm giảng viên chính thức. Đã bảy năm kể từ khi tôi không thể giành được việc làm này chỉ qua một bữa trưa, tôi chấp nhận, cho dù niềm vui có pha lẫn ngậm ngùi. Cuộc sống nay đây mai đó không còn nữa, Jed chẳng phải đi lại thường xuyên, Sophia và Lulu sẽ yên ổn và cùng học chung một trường ở New Haven.
Đến lúc này, Lulu cũng bắt đầu học đàn dương cầm với thầy giáo Michelle của Sophia tại Neighborhood Music School. Tôi cảm thấy như mình sống hai cuộc đời vậy. Tôi dậy từ năm giờ sáng và viết lách nửa ngày rồi giảng dạy ở trường luật Yale, sau đó về nhà với các buổi luyện tập hàng ngày cùng hai cô con gái. Với Lulu thì luôn luôn kéo theo sau đó bao nhiêu răn đe, hăm dọa và cả buộc phải giữ lời nữa.
Thực ra, Lulu là một ca sỹ bẩm sinh với giọng ca gần như hoàn hảo. Bất hạnh thay, con bé lại ghét tập luyện và không hề tập trung. Trong khi đáng ra phải luyện tập thì nó lại trò chuyện với những chú chim bên ngoài cửa sổ hoặc với những nếp nhăn trên gương mặt tôi. Ấy thế mà Lulu vẫn tiến bộ nhanh chóng qua những cuốn sách dạy dương cầm của Suzuki và biểu diễn thật tuyệt vời. Khi độc tấu, con bé không bao giờ có được sự hoàn hảo như Sophia, nhưng những chỗ thiếu hụt về độ chính xác kỹ thuật lại được bù đắp nhiều hơn bằng các đoạn nhạc chơi đầy phong cách và du dương/nhuần nhuyễn ngang ngửa với Sophia.
Trong thời gian này, tôi quyết rằng Lulu nên bắt đầu chơi một nhạc cụ khác. Bạn bè có con cái lớn hơn đã khuyên tôi rằng tốt hơn là để hai cô con gái theo đuổi các sở thích khác nhau, nhằm giảm thiểu cạnh tranh giữa chúng. Lời khuyên này thực sự có ích vì Sophia đã bắt đầu được biết đến nhiều với cây đàn dương cầm, cùng nhiều giải thưởng khu vực; và thường xuyên được các giáo viên, nhà thờ và tổ chức cộng đồng mời biểu diễn. Chúng tôi đi tới đâu Lulu cũng buộc phải nghe những lời tán dương về Sophia.
Cố nhiên, câu hỏi đặt ra là nhạc cụ mới Lulu nên chơi là gì? Nhà chồng tôi, những người trí thức Do Thái tự do có những quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Họ biết tính bướng bỉnh của Lulu và đã nghe thấy sự kêu la thét lác trong những buổi luyện tập của chúng tôi. Mọi người thuyết phục tôi nên cho nó theo đuổi một thứ gì đó ít áp lực hơn.
"Sáo thì thế nào?" bố chồng tôi - Sy gợi ý. Là một người đàn ông cao lớn vạm vỡ trông giống hệt thần Zeus, Sy sở hữu một phòng tâm lý liệu pháp rất phát đạt ở Washington. Thực ra ông rất có khiếu về âm nhạc, với chất giọng trầm hùng, và thực tế là chị gái của Jed cũng có chất giọng đẹp, hẳn rằng Sophia và Lulu thừa hưởng được gen âm nhạc từ họ.
"Sáo?" mẹ chồng tôi - Florence - hỏi lại đầy ngờ vực khi nghe gợi ý của Sy, "nghe đã thấy chán ngắt lên rồi". Mẹ chồng tôi là nhà phê bình nghệ thuật, sống ở New York. Bà vừa xuất bản cuốn tiểu sử của Clement Greenberg, nhà phê bình gây tranh cãi của nghệ thuật đương đại, người đã phát hiện ra Jackson Pollock (*) và chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng Mỹ. Florence và Sy đã ly hôn hai mươi năm nay, và nhìn chung bà chẳng bao giờ đồng ý với bất kỳ điều gì ông nói. "Có thể là thứ gì đó sôi động hơn đi, như một nhạc cụ trong gamelan chẳng hạn? Nó có thể chơi cồng được không nhỉ?"
Florence là người lịch thiệp, ưa mạo hiểm, và theo chủ nghĩa thế giới. Nhiều năm trước, bà đi du lịch sang Indonesia, tại đây bà đã bị âm nhạc gamelan (**) của người Gia-va quyến rũ. Đó là một dàn nhạc nhỏ với khoảng từ mười lăm tới hai mươi nhạc sỹ, ngồi bắt chéo chân trên sàn nhà và chơi bộ gõ giống như kempul (một bộ cồng đeo trên cổ với những cung bậc khác nhau), cùng saron (một loại đàn gỗ dây kim loại lớn), hoặc với bonang (một tổ hợp trống định âm được chơi giống như trống nhưng âm thanh vang hơn).
Thú vị là nhà soạn nhạc người Pháp Claude Debussy lại có phản ứng tương tự như mẹ chồng tôi về dàn nhạc gamelan. Đối với Debussy cũng như với Florence, gamelan là một sự khải thị. Năm 1895, ông viết cho một người bạn rằng âm nhạc của người Java "có thể biểu hiện mọi sắc thái của ý nghĩa, thậm chí là cả những điều không thể nói ra được". Sau đó, ông đã cho đăng một bài báo mô tả về người Java là "những con người tuyệt vời, chơi nhạc đối với họ cũng tự nhiên như việc hít thở vậy. Trường học âm nhạc của họ là nhịp điệu vĩnh cửu của biển, tiếng lá rơi, và hàng nghìn âm thanh nhỏ bé khác họ đã nghe vô cùng chăm chú, mà không hề phải tham vấn bất kỳ thứ lý luận còn mơ hồ nào".
Về phần mình, tôi nghĩ Debussy vừa mới trải qua một giai đoạn tôn sùng quá mức văn hóa ngoại lai. Điều tương tự cũng xảy ra với những người bạn Pháp của Debussy là Henri Rousseau và Paul Gauguin, những người khởi đầu cho phong trào vẽ những thổ dân Pô-li-nê-di cho đến suốt sau này. Một thay đổi đặc biệt kinh khủng của hiện tượng này có thể thấy ở California thời kỳ cận đại: những người đàn ông với Cơn Sốt Da Vàng, chỉ hò hẹn với những người phụ nữ châu Á - có khi tới cả tá người liền nhau - mà không cần biết là họ xấu đẹp ra sao hay là người châu Á loại nào. Theo những gì tôi biết thì Jed không từng hò hẹn với bất cứ phụ nữ châu Á nào trước tôi.
Có thể nguyên do tôi không đánh giá cao âm nhạc gamelan là vì tôi đã từng nghe loại âm nhạc ấy khi chúng tôi tới Indonesia năm 1992, và tôi thấy khó mà thành tựu được. Tôi không biết đã mấy trăm lần tôi hét lên với Lulu: "Tất cả những gì giá trị và quan trọng đều phải khó khăn mới đạt được! Con có biết mẹ đã phải vượt qua những gì để được dạy ở Yale không?" Âm nhạc gamelan mê hoặc bởi vì nó quá đơn giản, tự do và lặp đi lặp lại. Ngược lại, những tác phẩm nổi bật của Debussy lại phản ánh những họa âm phức tạp, đầy tham vọng, kỹ thuật cao, có mục đích, và đầy chủ ý - và vâng, chí ít thì trong vài tác phẩm của ông ta cũng có ảnh hưởng của gamelan. Nó giống như sự khác biệt giữa ngôi nhà tranh vách đất có sức mê hoặc riêng, với Cung điện Versailles.
Dù gì, tôi cũng loại trừ những chiếc cồng cùng mấy cái sáo cho Lulu. Bản năng xúi bảo tôi phải đối nghịch với gia đình nhà chồng. Tôi tin rằng cách duy nhất để Lulu thoát khỏi cái bóng của chị gái mình trong biểu diễn âm nhạc xuất sắc là chơi một nhạc cụ khó hơn, và yêu cầu kỹ thuật cao hơn. Đó là lý do tôi chọn vĩ cầm. Ngày tôi đưa ra quyết định này - mà không cần hỏi ý kiến Lulu, và bỏ qua mọi lời khuyên nhủ của những người xung quanh - là cái ngày tôi tự định đoạt số mệnh cho mình.
**************
(*) Paul Jackson Pollock (1912 - 19560 là một họa sỹ có ảnh hưởng lớn người Mỹ và là một đại diện cho phong trào nghệ thuật biểu hiện trừu tượng. Ông say mê sự nổi tiếng và cũng có khá nhiều tai tiếng.
(**) Gamelan là một dàn nhạc của Indonesia, thường xuất hiện ở các đảo Bali hoặc Java. Dàn nhạc gồm một loạt nhạc cụ như: đàn gỗ, trống, cồng chiêng, sáo trúc, và có thể có cả ca sỹ biểu diễn.
AMY CHUA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét