Kinh nghiêm cuộc sống
Phần 1: là những kinh nghiệm của cá nhân tôi.
Phần 2: là những chia sẽ của một người mà tôi rất kính phục: Dr. Vương Quân Hoàng - www.saga.vn Một năm học sắp kết thúc, thêm 1 lứa sinh viên sẽ vào đời và bắt đầu những ngày đi làm chính thức đầu tiên của mình. Tôi may mắn đã hướng dẫn một số sinh viên làm luận văn tốt nghiệp cũng như tham gia 1 số buổi giao lưu với sinh viên. Và câu hỏi tôi thường phải trả lời nhiều nhất chính là: Anh có thể chia sẽ điều gì với những bạn sinh viên chuẩn bị đi làm? Câu trả lời của tôi là: 1.
Định hướng cuộc đời: bạn phải suy nghĩ nghiêm túc xem mình muốn trở thành người như thế nào trên cõi đời này? 5, 10 năm nữa, bạn là ai? Có như vậy, bạn sẽ vẽ đường bản đồ cuộc đời của mình. Tuy nhiên, định hướng này cũng chỉ mang tính định hướng và không cứng nhắc. Rất có thể bạn sẽ phải thay đổi nó khi hoàn cảnh thay đổi. Quan trọng là bạn luôn chủ động “ điều khiển” cuộc đời mình.
2. Kỹ năng về ngọai ngữ ( tiếng Anh) và tin học: Thời đại này, tiếng Anh là một yêu cầu bắt buộc. Nó là phương tiện để bạn tiếp cận với thế giới. Bạn có thể lơ là học một vài thứ nhưng bạn phải cố gắng học tốt tiếng Anh. Hãy lên kế hoạch học tiếng Anh từ hôm nay. Tin học, theo tôi, dẫu không quan trọng bằng ngọai ngữ nhưng nó là một kỹ năng cần có trong kỷ nguyên “ công nghệ số” này.
3. Hãy làm tốt những công việc tầm thường nhất: 13 năm trước, tôi tốt nghiệp ĐH với thành tích xuất sắc và được nhận vào làm tại một công ty dầu khí lớn. Tôi đang mang trong mình những dự định to tát. Nhưng những công việc đầu tiên tôi được giao là photocopy tài liệu, đánh máy văn bản, giao nhận hồ sơ, dịch tài liệu…Thật sự đó là nhũng công việc rất nhàm chán. Tuy nhiên, tôi đã rất vui vẻ và đã tập trung để làm rất tốt. Điều này, đã giúp tôi rất tự tin vì rất nhiều lần sau này, trong những hoàn cảnh đặc biệt, 1 mình tôi có thể “ độc lập tác chiến” từ photocopy, fax tài liệu, phiên dịch.. Ngoài ra, các bạn nhân viên của tôi cũng “ kính nể” sếp hơn khi biết rằng, sếp có thể làm tốt những công việc “ tầm thường”. Triết lý ở đây là “ nếu không thể làm tốt những chuyện nhỏ, ai sẽ dám giao cho bạn những chuyện lớn hơn?”.
4. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ: bạn nên chú trọng đến việc này. Xây dựng được các mối quan hệ với các bạn đồng nghiệp, bạn đồng môn, cùng ngành… sẽ làm cuộc sống thêm phong phú và là cơ hội tốt để bạn học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Hãy chủ động, tích cực tham gia các CLB, hội, nhóm..ngành nghề, cộng đồng. Việc tham gia vnspoke.com cũng là 1 hoạt động tốt.
5. Hãy sống chân thành và đạo đức: năm nay, tôi 36 tuổi. Có vẻ như hơi sớm khi nói đến chuyện sống có đạo đức. Sống chân thành thì dễ hiểu rồi, còn sống đạo đức? Tôi tin vào 2 quy luật của cuộc đời: 1. Luật nhân quả, 2. Luật bù trừ. 18 năm vào đời, tôi càng thấy 2 quy luật này rất đúng. Tôi sống và tuân thủ nó và nhờ vậy, tôi đã nhận được từ cuộc đời rất nhiều. Thậm chí, đã có người cho tôi là người quá may mắn.
6. Phấn đấu trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình: Chắc chắn trong cuộc đời, bạn sẽ làm nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên, cho dù làm việc gì, phải luôn phấn đấu trở thành người giỏi nhất. Có thể trên thực tế, bạn sẽ không đạt được danh hiệu người giỏi nhất nhưng tôi tin rằng với những cố gắng, nỗ lực của mình, bạn sẽ được đồng nghiệp, lãnh đạo hoặc cộng đồng nhìn nhận. Không quá tự hào nhưng với những công việc mà tôi đã làm, tôi luôn luôn được đánh giá là một trong những người xuất sắc nhất. Vì vậy, tôi có thêm nhiều cơ hội tốt để chọn lựa.
7. Sống cân bằng: có vẻ là 1 yêu cầu khó trong xã hội stress như hiện nay. Tuy nhiên, bạn nên có những thú vui riêng của mình để có thể cân bằng cuộc sống và giữ cho tâm trí mình sáng suốt, vui vẻ. Tập chơi 1 môn thể thao, hoặc sưu tập, hay đi du lịch, câu cá, đọc sách….sẽ giúp bạn không bị công việc, sự nghiệp đè nặng trên vai 24 giờ mỗi ngày. 8. Cuối cùng, châm ngôn sống của tôi: “ hãy sống ở thể chủ động, ở cách khách quan, ở thì hiện tại và ở ngôi thứ nhất. Hãy sử dụng động từ: Yêu Thương!”. Dưới đây, là kinh nghiệm của một người mà tôi rất kính phục, Tiến sĩ Vương Quân Hoàng, chủ biên trang web www.saga.vn Dr. Vương Quân Hoàng – www.saga.vn Lúc ban đầu đi làm, tôi rất lo lắng. Chẳng biết làm được bao lâu, có thỏa mãn công việc không, và có bị đuổi không. Bị đuổi thì đi làm gì. Và bài học dần dần rút ra được cũng kha khá. Thứ nhất, không sợ hãi. Con người ta sợ lắm thứ. Khi sợ, mọi thứ dừng hết cả lại. Sợ mệt, sợ bị mắng, sợ những ánh mắt "xoi mói", sợ đủ thứ. Học được tính không sợ giúp ích thật tốt. Thứ hai, đó là câu nói của ông Sếp, hơi buồn cười, nhưng lại vô cùng có ích. Bất chợt, tôi thấy ông ta la một chị cùng văn phòng "Muốn làm việc tốt thì quẳng `mẹ' nó cái tự ái đi..." Mới nghe thì sốc, nhưng ngẫm thấy đúng thật. Người mình dễ tự ái quá. Cái gì cũng tự ái được. Nghe nói còn có người tự ái với cả thạch thùng bò trên trần nhà... Thế thì không ổn rồi. Thứ ba, luật không được lùi bước. Đã làm là kiên định. Khi sang làm cho ING Bank, tôi làm cái chức loong toong ban đầu là Jr. Assistant. Trời hỡi, Assistant mà lại còn có loại Junior. Ngân hàng nước ngoài nên kẻ không học chuyên tiếng Anh như tôi sẽ bị coi là công dân loại hai, thời năm 1993 là lúc người biết ngoại ngữ có giá lắm. Nhưng tôi học, và quyết không lùi. 10 năm sau, không có một ai lúc đó gọi là giỏi ngoại ngữ có thể hi vọng đọ với tôi được về viết bằng chính thứ tiếng mà họ tự xem là chuyên môn. Bí quyết đơn giản: Không lùi bước! Tôi coi những cái đích của người ta chẳng ra gì, và đặt mục tiêu vượt qua ngắn nhất có thể. Nói thật, gặp một người đáng làm thầy, tôi cũng đặt mục tiêu hạ cái bệ ấy càng sớm càng tốt, để dựng cái bệ khác lên. Và tôi đã làm như thế, hàng chục, vài chục lần. Miệt mài, không nghỉ, không dừng, không lùi bước... Nếu bạn làm kinh doanh nữa thì điều này có lẽ là chân lý vĩnh cửu. Thứ tư, không nản lòng trước các thất bại nhỏ. Vô số thất bại các bạn trẻ ạ. Nói tiếng Anh ngọng. Viết lởm. Kiến thức ít. Bị mắng. Có lúc tôi còn được giao đánh giầy cho sếp, tất nhiên là gọi người vào đánh. Rồi còn được giao cọ rửa máy điều hòa. Quét nước mưa vào văn phòng như một lao công thực thụ.
Phần 2: là những chia sẽ của một người mà tôi rất kính phục: Dr. Vương Quân Hoàng - www.saga.vn Một năm học sắp kết thúc, thêm 1 lứa sinh viên sẽ vào đời và bắt đầu những ngày đi làm chính thức đầu tiên của mình. Tôi may mắn đã hướng dẫn một số sinh viên làm luận văn tốt nghiệp cũng như tham gia 1 số buổi giao lưu với sinh viên. Và câu hỏi tôi thường phải trả lời nhiều nhất chính là: Anh có thể chia sẽ điều gì với những bạn sinh viên chuẩn bị đi làm? Câu trả lời của tôi là: 1.
Định hướng cuộc đời: bạn phải suy nghĩ nghiêm túc xem mình muốn trở thành người như thế nào trên cõi đời này? 5, 10 năm nữa, bạn là ai? Có như vậy, bạn sẽ vẽ đường bản đồ cuộc đời của mình. Tuy nhiên, định hướng này cũng chỉ mang tính định hướng và không cứng nhắc. Rất có thể bạn sẽ phải thay đổi nó khi hoàn cảnh thay đổi. Quan trọng là bạn luôn chủ động “ điều khiển” cuộc đời mình.
2. Kỹ năng về ngọai ngữ ( tiếng Anh) và tin học: Thời đại này, tiếng Anh là một yêu cầu bắt buộc. Nó là phương tiện để bạn tiếp cận với thế giới. Bạn có thể lơ là học một vài thứ nhưng bạn phải cố gắng học tốt tiếng Anh. Hãy lên kế hoạch học tiếng Anh từ hôm nay. Tin học, theo tôi, dẫu không quan trọng bằng ngọai ngữ nhưng nó là một kỹ năng cần có trong kỷ nguyên “ công nghệ số” này.
3. Hãy làm tốt những công việc tầm thường nhất: 13 năm trước, tôi tốt nghiệp ĐH với thành tích xuất sắc và được nhận vào làm tại một công ty dầu khí lớn. Tôi đang mang trong mình những dự định to tát. Nhưng những công việc đầu tiên tôi được giao là photocopy tài liệu, đánh máy văn bản, giao nhận hồ sơ, dịch tài liệu…Thật sự đó là nhũng công việc rất nhàm chán. Tuy nhiên, tôi đã rất vui vẻ và đã tập trung để làm rất tốt. Điều này, đã giúp tôi rất tự tin vì rất nhiều lần sau này, trong những hoàn cảnh đặc biệt, 1 mình tôi có thể “ độc lập tác chiến” từ photocopy, fax tài liệu, phiên dịch.. Ngoài ra, các bạn nhân viên của tôi cũng “ kính nể” sếp hơn khi biết rằng, sếp có thể làm tốt những công việc “ tầm thường”. Triết lý ở đây là “ nếu không thể làm tốt những chuyện nhỏ, ai sẽ dám giao cho bạn những chuyện lớn hơn?”.
4. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ: bạn nên chú trọng đến việc này. Xây dựng được các mối quan hệ với các bạn đồng nghiệp, bạn đồng môn, cùng ngành… sẽ làm cuộc sống thêm phong phú và là cơ hội tốt để bạn học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Hãy chủ động, tích cực tham gia các CLB, hội, nhóm..ngành nghề, cộng đồng. Việc tham gia vnspoke.com cũng là 1 hoạt động tốt.
5. Hãy sống chân thành và đạo đức: năm nay, tôi 36 tuổi. Có vẻ như hơi sớm khi nói đến chuyện sống có đạo đức. Sống chân thành thì dễ hiểu rồi, còn sống đạo đức? Tôi tin vào 2 quy luật của cuộc đời: 1. Luật nhân quả, 2. Luật bù trừ. 18 năm vào đời, tôi càng thấy 2 quy luật này rất đúng. Tôi sống và tuân thủ nó và nhờ vậy, tôi đã nhận được từ cuộc đời rất nhiều. Thậm chí, đã có người cho tôi là người quá may mắn.
6. Phấn đấu trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình: Chắc chắn trong cuộc đời, bạn sẽ làm nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên, cho dù làm việc gì, phải luôn phấn đấu trở thành người giỏi nhất. Có thể trên thực tế, bạn sẽ không đạt được danh hiệu người giỏi nhất nhưng tôi tin rằng với những cố gắng, nỗ lực của mình, bạn sẽ được đồng nghiệp, lãnh đạo hoặc cộng đồng nhìn nhận. Không quá tự hào nhưng với những công việc mà tôi đã làm, tôi luôn luôn được đánh giá là một trong những người xuất sắc nhất. Vì vậy, tôi có thêm nhiều cơ hội tốt để chọn lựa.
7. Sống cân bằng: có vẻ là 1 yêu cầu khó trong xã hội stress như hiện nay. Tuy nhiên, bạn nên có những thú vui riêng của mình để có thể cân bằng cuộc sống và giữ cho tâm trí mình sáng suốt, vui vẻ. Tập chơi 1 môn thể thao, hoặc sưu tập, hay đi du lịch, câu cá, đọc sách….sẽ giúp bạn không bị công việc, sự nghiệp đè nặng trên vai 24 giờ mỗi ngày. 8. Cuối cùng, châm ngôn sống của tôi: “ hãy sống ở thể chủ động, ở cách khách quan, ở thì hiện tại và ở ngôi thứ nhất. Hãy sử dụng động từ: Yêu Thương!”. Dưới đây, là kinh nghiệm của một người mà tôi rất kính phục, Tiến sĩ Vương Quân Hoàng, chủ biên trang web www.saga.vn Dr. Vương Quân Hoàng – www.saga.vn Lúc ban đầu đi làm, tôi rất lo lắng. Chẳng biết làm được bao lâu, có thỏa mãn công việc không, và có bị đuổi không. Bị đuổi thì đi làm gì. Và bài học dần dần rút ra được cũng kha khá. Thứ nhất, không sợ hãi. Con người ta sợ lắm thứ. Khi sợ, mọi thứ dừng hết cả lại. Sợ mệt, sợ bị mắng, sợ những ánh mắt "xoi mói", sợ đủ thứ. Học được tính không sợ giúp ích thật tốt. Thứ hai, đó là câu nói của ông Sếp, hơi buồn cười, nhưng lại vô cùng có ích. Bất chợt, tôi thấy ông ta la một chị cùng văn phòng "Muốn làm việc tốt thì quẳng `mẹ' nó cái tự ái đi..." Mới nghe thì sốc, nhưng ngẫm thấy đúng thật. Người mình dễ tự ái quá. Cái gì cũng tự ái được. Nghe nói còn có người tự ái với cả thạch thùng bò trên trần nhà... Thế thì không ổn rồi. Thứ ba, luật không được lùi bước. Đã làm là kiên định. Khi sang làm cho ING Bank, tôi làm cái chức loong toong ban đầu là Jr. Assistant. Trời hỡi, Assistant mà lại còn có loại Junior. Ngân hàng nước ngoài nên kẻ không học chuyên tiếng Anh như tôi sẽ bị coi là công dân loại hai, thời năm 1993 là lúc người biết ngoại ngữ có giá lắm. Nhưng tôi học, và quyết không lùi. 10 năm sau, không có một ai lúc đó gọi là giỏi ngoại ngữ có thể hi vọng đọ với tôi được về viết bằng chính thứ tiếng mà họ tự xem là chuyên môn. Bí quyết đơn giản: Không lùi bước! Tôi coi những cái đích của người ta chẳng ra gì, và đặt mục tiêu vượt qua ngắn nhất có thể. Nói thật, gặp một người đáng làm thầy, tôi cũng đặt mục tiêu hạ cái bệ ấy càng sớm càng tốt, để dựng cái bệ khác lên. Và tôi đã làm như thế, hàng chục, vài chục lần. Miệt mài, không nghỉ, không dừng, không lùi bước... Nếu bạn làm kinh doanh nữa thì điều này có lẽ là chân lý vĩnh cửu. Thứ tư, không nản lòng trước các thất bại nhỏ. Vô số thất bại các bạn trẻ ạ. Nói tiếng Anh ngọng. Viết lởm. Kiến thức ít. Bị mắng. Có lúc tôi còn được giao đánh giầy cho sếp, tất nhiên là gọi người vào đánh. Rồi còn được giao cọ rửa máy điều hòa. Quét nước mưa vào văn phòng như một lao công thực thụ.
Đó là những thất bại của người có ý định làm chuyên môn. Nhưng tôi không nản. Tôi gặp lại ông sếp cũ ấy nhiều lần, dĩ nhiên ông ta biết vị trí đã thay đổi, cuộc sống không ngừng vận động mà... Ngày nay, ông ta gặp tôi trên báo và TV nhiều hơn gặp ở cuộc sống. Bây giờ, sau nhiều năm, đứng trên bục giảng, tôi luôn nêu nguyên tắc số 1: Học viên sẽ luôn vượt thầy giáo. Đó là chân lý. Chỉ cần họ muốn như vậy, nó sẽ là như vậy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét