Cảm ơn đời đã cho tôi 1 tuổi thơ không biết lựa chọn... số phận
Cảm ơn đời đã cho tôi 1 tuổi thơ không biết lựa chọn... số phận
Tôi nhớ về tuổi thơ đầy ắp kỉ niệm của mình, cũng bình thường như bao trẻ em nghèo khác: những đứa trẻ biết yêu thương, biết cư xử, biết trân trọng tình cảm gia đình và lĩnh hội những phẩm chất tốt đẹp của con người quanh mình. Tuy nhiên...
Những ngày tháng 6, nắng mang hạ về cùng những ngày nghỉ hè sôi động. Đó là lúc tiếng ve gọi mọi đứa trẻ rời những trang sách, màu đỏ của hoa phượng giục giã học trò ra những sân chơi, tiếng phấn kin kít trên bảng đen sẽ nhường lại cho tiếng canh cách của trò bắn bi, chơi khăng chơi đáo, những lời đọc chính tả được thay bằng những bài vè chơi chuyền, tiếng hát khi nhảy dây. Mái trường im tiếng trống, ba mẹ bớt la mắng để trẻ con được thảnh thơi với những bài học dễ thở từ cuộc sống khắp ngõ phố đến các làng quê.
Khi đó, tuổi thơ không biết lựa chọn số phận, không quyết định ba mẹ, không phân biệt bé trai hay bé gái. Chỉ có những ký ức dù đẹp đẽ hay buồn tủi, dù sung túc hay cơ cực, cũng sẽ gắn bó với mỗi người bằng những hình ảnh không dễ nhạt phai. Và tôi, khi tuổi thơ êm đềm trôi đi, chẳng thể biết cuộc đời sẽ có những khúc sông sâu, những bước ngoặt ghập ghềnh không báo trước. Chẳng có ai, kể cả tôi lúc bấy giờ có thể biết mình sẽ khác đồng loại..
Ba tôi vẫn thường kể lại những câu chuyện nhỏ thú vị về những ngày gia đình còn khốn khó nhưng tràn ngập tiếng cười. Khi tôi sinh ra, cả nhà phải nuôi bộ vì mẹ không có sữa. Mỗi sáng anh tôi lại bế đứa em tội nghiệp đi xin bú rình, nửa ngày còn lại tôi uống nước cơm, nước cháo. Rồi đến khi tôi biết ăn bột thì không ai có thể một mình cho tôi ăn vì tốc độ ăn cứ thun thút, không kịp thổi cho bột nguội bớt là tôi đã è è khóc rồi. Cũng vì thế mà tôi tròn quay, chân tay mũm mĩm đến nỗi hai tuổi tôi mới chập chững biết đi, gần ba tuổi mới bi bô tập nói.
Tôi cũng không cao như các bé khác, nên bà con trong làng gọi tôi là thằng vuông. Người ta đi chợ sớm hay ra về khi đã tan phiên cũng ghé qua quán nước nhà tôi chỉ để véo má, bẹo mông “thằng cu vuông” một cái. Tôi rất ngoan và chịu theo tất cả mọi người, ai cũng có thể ẵm bồng vì ai cũng thương mẹ, thương tôi để mẹ tôi rảnh tay bán hàng. Góc quán nhỏ ngày ấy rộn lên tiếng mọi người dạy tôi tập nói, tập đi. Rồi mẹ nói mẹ không nuôi nổi tôi, nên gửi tôi ra thành phố cho hai bác. Ngày tôi đi, rất nhiều bà con ra tiễn từ sáng sớm. Bước đến bến phà rời quê, tôi đã có những phát hiện kiểu trẻ con làm mọi người phì cười: “Sao ô tô lại biết bơi dưới nước?”…
Tôi là sự ngạc nhiên của cả làng khi biết viết thư dài 2 trang giấy học trò về cho ba khi đi học ở thành phố lúc mới học lớp 2. Tôi là niềm tự hào của ba khi nói rằng tôi sẵn sàng bỏ nhà bác thành phố đầy đủ tiện nghi để về quê, có ba có con và có tình cảm cho khỏi nỗi nhớ. Tôi luôn có sự yêu thương của thầy cô, là con ngoan trò giỏi suốt tuổi học trò. Những bài văn được đọc trước cả lớp, trước toàn trường đã xua đi nỗi lo 3 tuổi mới biết nói. Tôi dài người ra nhanh chóng hơn hết thảy bạn bè khi ở tuổi lên 10 là lúc mọi người hết gọi tôi là thằng vuông. Bù lại, tuổi học trò tôi quậy cả khu tập thể, gia đình nào cũng đã sang phàn nàn với bác tôi chuyên đầu têu mấy trò leo trèo thang gác, nghịch dại nổ pháo, rầm rập kéo tụi nhỏ đi đánh nhau với trẻ xóm khác…
Cả khu phố biết tiếng tôi là nguồn gốc của mấy trò võ chưởng, suốt ngày cầm chổi phất trần đi làm tiên phật, vặt lá bẻ cành làm bùa phép. Không một trò nào tôi bỏ qua mà không để lại “chiến tích” là cả tá lần ăn roi, vài lần cán chổi, thậm chí là thắt lưng da của bác. Ấy vậy mà tôi biết chơi chuyền, nhảy dây không thua tụi con gái. Tôi luôn bênh vực những đứa yếu thế, dù là gái hay trai. Nhưng cũng sẵn sàng đánh cả gái lẫn trai nếu nó dám phát xít ai đó mà không hỏi ý tôi. Tôi nhớ ngày ấy còn lấy trộm son phấn của mấy bà mấy cô trong xóm, lấy khăn áo ở nhà đi làm cô dâu chú rể cho bọn trẻ trong xóm. Mọi người ở xóm nhớ đến tôi như một đứa trẻ hiếu động, thông minh nhưng cũng đầy lòng nhân ái.
Người ta không ghét được tôi vì dù tôi có quậy nhất xóm nhưng lại rất lễ phép với người lớn, dù có bắt trẻ con không được chơi với tôi cũng chẳng xong vì tôi dạy tụi nó cả chơi và học, tôi có nổi tiếng là thằng nghịch dại thì người ta cũng biết tôi học giỏi nhất nhì ở trường. Đòn roi với tôi là nỗi sợ hãi nhưng tôi biết yêu thương và học lòng trắc ẩn và vị tha của gia đình bác. Bác gái dạy cho tôi những bài học vỡ lòng, sự kiên trì rèn nét chữ. Từ nhỏ, bác trai dạy tôi những hiểu biết về cuộc sống, những bài báo và phóng sự.
Tôi yêu và thuộc rất nhiều những ca khúc Cách Mạng khi lũ trẻ ở xóm mới hát Inh lả ơi, Hè về, Nụ cười,… Lên 11, 12 tuổi, từ tờ mờ sáng tôi đã biết mang gạch ra xí chỗ ngồi ngoài chợ cho hai bác đi lấy hàng ở chợ đầu mối về bán. Rồi tôi biết trông trẻ khi bác gái nghỉ chợ ở nhà chăm mấy đứa nhỏ hàng xóm. Những khi được điểm 9 điểm 10, những dịp lễ, Tết hay cả những dịp Trung thu tôi không bao giờ đòi quà hay vòi vĩnh đồ chơi như nhiều trẻ con trong xóm. Tôi lên lớp, được học sinh giỏi hay tiên tiến cũng là chuyện đương nhiên trong khi hàng xóm tung hô con mình quá trời thì bác dạy tôi những bài học khiêm tốn. Để từ những bài học về cách cư xử làm người đó, tôi biết thương người khốn khó, biết cảm động trước những bộ phim về tình người, tình yêu quê hương, tình cảm chung thủy của đôi lứa…
Tôi nhớ về tuổi thơ đầy ắp kỉ niệm của mình, cũng bình thường như bao trẻ em nghèo khác: những đứa trẻ biết yêu thương, biết cư xử, biết trân trọng tình cảm gia đình và lĩnh hội những phẩm chất tốt đẹp của con người quanh mình. Nơi cái nôi gia đình giúp tôi khôn lớn, nhà trường cho tôi tri thức và xã hội cho tôi xây đắp tính nhân văn, cũng là nơi cho tôi sự khởi đầu tốt đẹp nhất để bước đến hành trang cống hiến cho cuộc đời.
Chỉ duy nhất có sự khác biệt là khi đứa trẻ lên 10 tuổi, đó là lúc một đứa trẻ học lớp 5 biết về vận mệnh của mình. Trong khi mọi đứa trẻ khác vẫn đang hồn nhiên trong sự bảo bọc của mẹ cha, thì tôi tự an ủi mình khi sống xa mẹ và cố gắng học bằng cách đọc rất nhiều sách báo. Đó là may mắn và cũng là nỗi bất hạnh khi tôi dần nhận ra mình là ai trong xã hội mà người ta lên tiếng chỉ trích về lối sống kỳ lạ của người đồng tính.
Tâm hồn và trí tưởng tượng phong phú đã giúp tôi vượt qua kỳ thi tốt nghiệp tiểu học bằng điểm 10 môn văn cũng là lúc tôi khép vào một cái vỏ bọc im lặng. Không ai biết đồng hành với cách hành xử ân cần, lễ phép, những điểm số cao và những “thành tích” nghịch ngầm của trẻ con, trong đầu óc non nớt ấy cũng dần hình thành một ý chí sống tốt đep, quan điểm sống lành mạnh và cũng ước mong về những tình yêu chung thủy. Có thể đó là do ảnh hưởng từ những tình khúc Cách Mạng quá tuyệt vời, những bài học đầy lòng trắc ẩn và nhân sinh quan của thầy cô đã mở ra một con đường rất sáng để tôi âm thầm nhưng mạnh dạn tiến bước.
Trong cuộc sống quá nhiều hỗn tạp, không ai tự nhận về mình số phận nghiệt ngã, đi ngược lại tự nhiên cũng giống như không cha mẹ nào muốn quyết định cho con mình một tuổi thơ dữ dội hay nghèo nàn về tinh thần. Chúng vẫn chỉ là trẻ con, lớn lên, gắn bó, cống hiến và trao đi yêu thương, vẫn là niềm tự hào của cha mẹ như ngày nào. Họ - những đứa trẻ không chọn giới tính, ở một khía cạnh nào đó, chấp nhận rằng mình khác đồng loại, là người đồng tính. Và ở một khía cạnh khác, họ vẫn luôn là một phần của gia đình thân thương, một phần của xã hội nhân văn có văn hóa. Và nếu con bạn là một người đồng tính, xin hãy lắng nghe, hãy cho con mình một con đường thân ái, như cách bạn trao cho con mình một tuổi thơ hồn nhiên…
Tôi nhớ về tuổi thơ đầy ắp kỉ niệm của mình, cũng bình thường như bao trẻ em nghèo khác: những đứa trẻ biết yêu thương, biết cư xử, biết trân trọng tình cảm gia đình và lĩnh hội những phẩm chất tốt đẹp của con người quanh mình. Tuy nhiên...
Những ngày tháng 6, nắng mang hạ về cùng những ngày nghỉ hè sôi động. Đó là lúc tiếng ve gọi mọi đứa trẻ rời những trang sách, màu đỏ của hoa phượng giục giã học trò ra những sân chơi, tiếng phấn kin kít trên bảng đen sẽ nhường lại cho tiếng canh cách của trò bắn bi, chơi khăng chơi đáo, những lời đọc chính tả được thay bằng những bài vè chơi chuyền, tiếng hát khi nhảy dây. Mái trường im tiếng trống, ba mẹ bớt la mắng để trẻ con được thảnh thơi với những bài học dễ thở từ cuộc sống khắp ngõ phố đến các làng quê.
Tuổi thơ |
Khi đó, tuổi thơ không biết lựa chọn số phận, không quyết định ba mẹ, không phân biệt bé trai hay bé gái. Chỉ có những ký ức dù đẹp đẽ hay buồn tủi, dù sung túc hay cơ cực, cũng sẽ gắn bó với mỗi người bằng những hình ảnh không dễ nhạt phai. Và tôi, khi tuổi thơ êm đềm trôi đi, chẳng thể biết cuộc đời sẽ có những khúc sông sâu, những bước ngoặt ghập ghềnh không báo trước. Chẳng có ai, kể cả tôi lúc bấy giờ có thể biết mình sẽ khác đồng loại..
Ba tôi vẫn thường kể lại những câu chuyện nhỏ thú vị về những ngày gia đình còn khốn khó nhưng tràn ngập tiếng cười. Khi tôi sinh ra, cả nhà phải nuôi bộ vì mẹ không có sữa. Mỗi sáng anh tôi lại bế đứa em tội nghiệp đi xin bú rình, nửa ngày còn lại tôi uống nước cơm, nước cháo. Rồi đến khi tôi biết ăn bột thì không ai có thể một mình cho tôi ăn vì tốc độ ăn cứ thun thút, không kịp thổi cho bột nguội bớt là tôi đã è è khóc rồi. Cũng vì thế mà tôi tròn quay, chân tay mũm mĩm đến nỗi hai tuổi tôi mới chập chững biết đi, gần ba tuổi mới bi bô tập nói.
Tưởi thơi thở bé |
Tôi là sự ngạc nhiên của cả làng khi biết viết thư dài 2 trang giấy học trò về cho ba khi đi học ở thành phố lúc mới học lớp 2. Tôi là niềm tự hào của ba khi nói rằng tôi sẵn sàng bỏ nhà bác thành phố đầy đủ tiện nghi để về quê, có ba có con và có tình cảm cho khỏi nỗi nhớ. Tôi luôn có sự yêu thương của thầy cô, là con ngoan trò giỏi suốt tuổi học trò. Những bài văn được đọc trước cả lớp, trước toàn trường đã xua đi nỗi lo 3 tuổi mới biết nói. Tôi dài người ra nhanh chóng hơn hết thảy bạn bè khi ở tuổi lên 10 là lúc mọi người hết gọi tôi là thằng vuông. Bù lại, tuổi học trò tôi quậy cả khu tập thể, gia đình nào cũng đã sang phàn nàn với bác tôi chuyên đầu têu mấy trò leo trèo thang gác, nghịch dại nổ pháo, rầm rập kéo tụi nhỏ đi đánh nhau với trẻ xóm khác…
Cả khu phố biết tiếng tôi là nguồn gốc của mấy trò võ chưởng, suốt ngày cầm chổi phất trần đi làm tiên phật, vặt lá bẻ cành làm bùa phép. Không một trò nào tôi bỏ qua mà không để lại “chiến tích” là cả tá lần ăn roi, vài lần cán chổi, thậm chí là thắt lưng da của bác. Ấy vậy mà tôi biết chơi chuyền, nhảy dây không thua tụi con gái. Tôi luôn bênh vực những đứa yếu thế, dù là gái hay trai. Nhưng cũng sẵn sàng đánh cả gái lẫn trai nếu nó dám phát xít ai đó mà không hỏi ý tôi. Tôi nhớ ngày ấy còn lấy trộm son phấn của mấy bà mấy cô trong xóm, lấy khăn áo ở nhà đi làm cô dâu chú rể cho bọn trẻ trong xóm. Mọi người ở xóm nhớ đến tôi như một đứa trẻ hiếu động, thông minh nhưng cũng đầy lòng nhân ái.
Người ta không ghét được tôi vì dù tôi có quậy nhất xóm nhưng lại rất lễ phép với người lớn, dù có bắt trẻ con không được chơi với tôi cũng chẳng xong vì tôi dạy tụi nó cả chơi và học, tôi có nổi tiếng là thằng nghịch dại thì người ta cũng biết tôi học giỏi nhất nhì ở trường. Đòn roi với tôi là nỗi sợ hãi nhưng tôi biết yêu thương và học lòng trắc ẩn và vị tha của gia đình bác. Bác gái dạy cho tôi những bài học vỡ lòng, sự kiên trì rèn nét chữ. Từ nhỏ, bác trai dạy tôi những hiểu biết về cuộc sống, những bài báo và phóng sự.
Tôi yêu và thuộc rất nhiều những ca khúc Cách Mạng khi lũ trẻ ở xóm mới hát Inh lả ơi, Hè về, Nụ cười,… Lên 11, 12 tuổi, từ tờ mờ sáng tôi đã biết mang gạch ra xí chỗ ngồi ngoài chợ cho hai bác đi lấy hàng ở chợ đầu mối về bán. Rồi tôi biết trông trẻ khi bác gái nghỉ chợ ở nhà chăm mấy đứa nhỏ hàng xóm. Những khi được điểm 9 điểm 10, những dịp lễ, Tết hay cả những dịp Trung thu tôi không bao giờ đòi quà hay vòi vĩnh đồ chơi như nhiều trẻ con trong xóm. Tôi lên lớp, được học sinh giỏi hay tiên tiến cũng là chuyện đương nhiên trong khi hàng xóm tung hô con mình quá trời thì bác dạy tôi những bài học khiêm tốn. Để từ những bài học về cách cư xử làm người đó, tôi biết thương người khốn khó, biết cảm động trước những bộ phim về tình người, tình yêu quê hương, tình cảm chung thủy của đôi lứa…
Tôi nhớ về tuổi thơ đầy ắp kỉ niệm của mình, cũng bình thường như bao trẻ em nghèo khác: những đứa trẻ biết yêu thương, biết cư xử, biết trân trọng tình cảm gia đình và lĩnh hội những phẩm chất tốt đẹp của con người quanh mình. Nơi cái nôi gia đình giúp tôi khôn lớn, nhà trường cho tôi tri thức và xã hội cho tôi xây đắp tính nhân văn, cũng là nơi cho tôi sự khởi đầu tốt đẹp nhất để bước đến hành trang cống hiến cho cuộc đời.
Chỉ duy nhất có sự khác biệt là khi đứa trẻ lên 10 tuổi, đó là lúc một đứa trẻ học lớp 5 biết về vận mệnh của mình. Trong khi mọi đứa trẻ khác vẫn đang hồn nhiên trong sự bảo bọc của mẹ cha, thì tôi tự an ủi mình khi sống xa mẹ và cố gắng học bằng cách đọc rất nhiều sách báo. Đó là may mắn và cũng là nỗi bất hạnh khi tôi dần nhận ra mình là ai trong xã hội mà người ta lên tiếng chỉ trích về lối sống kỳ lạ của người đồng tính.
Tâm hồn và trí tưởng tượng phong phú đã giúp tôi vượt qua kỳ thi tốt nghiệp tiểu học bằng điểm 10 môn văn cũng là lúc tôi khép vào một cái vỏ bọc im lặng. Không ai biết đồng hành với cách hành xử ân cần, lễ phép, những điểm số cao và những “thành tích” nghịch ngầm của trẻ con, trong đầu óc non nớt ấy cũng dần hình thành một ý chí sống tốt đep, quan điểm sống lành mạnh và cũng ước mong về những tình yêu chung thủy. Có thể đó là do ảnh hưởng từ những tình khúc Cách Mạng quá tuyệt vời, những bài học đầy lòng trắc ẩn và nhân sinh quan của thầy cô đã mở ra một con đường rất sáng để tôi âm thầm nhưng mạnh dạn tiến bước.
Trong cuộc sống quá nhiều hỗn tạp, không ai tự nhận về mình số phận nghiệt ngã, đi ngược lại tự nhiên cũng giống như không cha mẹ nào muốn quyết định cho con mình một tuổi thơ dữ dội hay nghèo nàn về tinh thần. Chúng vẫn chỉ là trẻ con, lớn lên, gắn bó, cống hiến và trao đi yêu thương, vẫn là niềm tự hào của cha mẹ như ngày nào. Họ - những đứa trẻ không chọn giới tính, ở một khía cạnh nào đó, chấp nhận rằng mình khác đồng loại, là người đồng tính. Và ở một khía cạnh khác, họ vẫn luôn là một phần của gia đình thân thương, một phần của xã hội nhân văn có văn hóa. Và nếu con bạn là một người đồng tính, xin hãy lắng nghe, hãy cho con mình một con đường thân ái, như cách bạn trao cho con mình một tuổi thơ hồn nhiên…