Chuyện Cây Táo


Chuyện Cây Táo


Ngày xửa ngày xưa, có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo mỗi ngày. Nó leo lên ngọn cây hái táo ăn, ngủ trưa trong bóng râm. Nó yêu cây táo và cây cũng rất yêu nó. Thời gian trôi qua, cậu bé đã lớn và không còn đến chơi với cây táo mỗi ngày.



Một ngày nọ, cậu bé trở lại chỗ cây táo với vẻ mặt buồn rầu, cây táo reo to:

- Hãy đến chơi với ta.

- Cháu không còn là trẻ con, cháu chẳng thích chơi quanh gốc cây nữa. Cháu chỉ thích đồ chơi thôi và cháu đang cần tiền để mua chúng.

- Ta rất tiếc là không có tiền, nhưng cậu có thể hái tất cả táo của ta và đem bán. Rồi cậu sẽ có tiền.

Cậu bé rất mừng. Nó vặt tất cả táo trên cây và sung sướng bỏ đi. Cây táo lại buồn bã vì cậu bé chẳng quay lại nữa.

Một hôm, cậu bé – giờ đã là một chàng trai – trở lại và cây táo vui lắm:

- Hãy đến chơi với ta.

- Cháu không có thời gian để chơi. Cháu còn phải làm việc nuôi sống gia đình. Gia đình cháu đang cần một mái nhà để trú ngụ. Bác có giúp gì được cháu không?

- Ta xin lỗi, ta không có nhà. Nhưng cậu có thể chặt cành của ta để dựng nhà.

Và chàng trai chặt hết cành cây. Cây táo mừng lắm nhưng cậu bé vẫn chẳng quay lại. Cây táo lại cảm thấy cô đơn và buồn bã.

Một ngày hè nóng nực, chàng trai – bây giờ đã là người có tuổi – quay lại và cây táo vô cùng vui sướng.

- Hãy đến chơi với ta.

- Cháu đang buồn vì cảm thấy mình già đi. Cháu muốn đi chèo thuyền thư giãn một mình. Bác có thể cho cháu một cái thuyền không?

- Hãy dùng thân cây của ta để đóng thuyền. Rồi cậu chèo ra xa thật xa và sẽ thấy thanh thản.

Chàng trai chặt thân cây làm thuyền. Cậu chèo thuyền đi.

Nhiều năm sau, chàng trai quay lại.

- Xin lỗi, con trai của ta. Nhưng ta chẳng còn gì cho cậu nữa. Không còn táo.

- Cháu có còn răng nữa đâu mà ăn.

- Ta cũng chẳng còn cành cho cậu leo trèo.

- Cháu đã quá già rồi để mà leo trèo.

- Ta thật sự chẳng giúp gì cho cậu được nữa. Cái duy nhất còn lại là bộ rễ đang chết dần mòn của ta – cây táo nói trong nước mắt.

- Cháu chẳng cần gì nhiều, chỉ cần một chỗ ngồi nghỉ. Cháu đã quá mệt mỏi sau những năm đã qua.

- Ôi, thế thì cái gốc cây già cỗi này là một nơi rất tốt cho cậu ngồi dựa vào và nghỉ ngơi. Hãy đến đây với ta.

Chàng trai ngồi xuống và cây táo mừng rơi nước mắt.

Đây là câu chuyện của tất cả chúng ta. Cây táo là cha mẹ chúng ta. Khi chúng ta còn trẻ, ta thích chơi với cha mẹ. Khi lớn lên, chúng ta bỏ họ mà đi và chỉ quay trở về khi ta cần họ giúp đỡ. Bất kể khi nào cha mẹ vẫn luôn sẵn sàng nâng đỡ chúng ta để ta được hạnh phúc. Ta phải sống sao cho trọn đạo làm con.

15 BÍ QUYẾT CỦA NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG TẬP TRUNG CAO ĐỘ

15 BÍ QUYẾT CỦA NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG TẬP TRUNG CAO ĐỘ



Những người thành công nhất trên thế giới này cũng chính là những người có khả năng tập trung cao độ. Họ tập trung hoàn toàn vào những công việc của hiện tại. Thói quen này giúp họ hoàn thành mọi việc nhanh và chính xác hơn, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của tốt hơn.


1. Họ không ngồi lê đôi mách.



Những người tập trung cao độ không bao giờ đi ngồi lê đôi mách. Họ có những việc hữu ích hơn để làm. Những người hay đi ngồi lê đôi mách là người nông cạn và cuộc sống riêng tư với họ không bao giờ là đủ. Mặt khác, tại sao bạn lại đi quan tâm chuyện người ta làm gì? Ngồi lê đôi mách chỉ nói lên bạn là người hay ganh ghét và thảm hại mà thôi.

2. Họ không làm nhiều việc cùng một lúc.



Những người có sức tập trung cao không bao giờ làm nhiều việc cùng một lúc. Họ tập trung vào một việc duy nhất để nâng cao năng suất và sự chính xác tỉ mỉ. Nghiên cứu cho thấy não bộ con người có thể giải quyết hai công việc phức tạp cùng lúc mà không gặp nhiều khó khăn vì có hai thùy não để phân chia công việc một cách cân bằng. Tuy nhiên, chỉ cần làm thêm việc thứ ba là đã vượt quá khả năng não bộ và các sai lầm khi bạn làm việc bắt đầu tăng dần lên.

3. Họ không trì hoãn.



Có thể họ sẽ dừng công việc trong vài tiếng đồng hồ bởi nó quá nặng nề và phức tạp, nhưng họ vẫn cố thúc đẩy bản thân và hoàn thành nó càng sớm càng tốt. Nói cách khác, họ biết rõ rằng việc hôm nay chớ để ngày mai.

4. Họ không cho phép những phiền nhiễu làm xao nhãng công việc của họ.

Những người như vậy luôn có cách để loại bỏ mọi phiền phức sẽ cản trở họ hoàn thành công việc của mình. Dù đó là chuông báo có email, thông báo của mạng xã hội hay những con người đến và tìm cách lôi họ ra khỏi công việc, những người tập trung cao độ sẽ loại bỏ tất cả trước khi những điều đó phá hỏng thời gian lao động năng suất của họ. Họ biết những phiền nhiễu đó chỉ khiến họ mất tập trung, gây ra stress và cản trở họ hoàn thành công việc, đạt được mục tiêu.

5. Họ không cần sự công nhận của người khác.

Những người có sức tập trung cao không cần sự cho phép của bất kỳ ai vì họ biết rõ giá trị của bản thân. Họ làm việc vì bản thân và tin rằng những gì họ làm sẽ giúp ích cho tương lai của họ. Họ không băn khoăn với những ý kiến của người khác và không sống vì hy vọng của bất kỳ ai. Họ chỉ đơn giản là tập trung vào công việc giúp nâng cao chuyên môn cá nhân của họ.

6. Họ không sống vô tổ chức.



Những người tập trung cao độ ghét nhất là sự vô tổ chức. Họ cho rằng như vậy sẽ khiến cuộc đời thêm stress, cản trở sự sáng tạo và làm mất vô số thời gian quý báu để hoàn thành công việc. Họ sắp xếp mọi thứ chỗ nào ra chỗ nấy để có thể dễ dàng tìm ra khi cần. Bạn nghĩ rằng mình tuy lộn xộn nhưng vẫn có thể hoạt động hết công suất, nhưng trnog thực tế, bạn đang kìm hãm bản thân khỏi năng suất cao hơn và hiệu quả hơn đấy.

7. Họ không đưa ra những lí do ngớ ngẩn để khỏi phải làm việc.

Họ biết rằng chúng ta không thể cứ đợi đến một thời điểm hay điều kiện nào đó hoàn hảo để làm việc. Thậm chí nếu cứ chờ thì thời điểm đó cũng không bao giờ đến. Đừng nói rằng bạn không đủ thời gian. Bạn cũng có quỹ thời gian hàng ngày bằng với Sir Richard Branson, Mark Zuckerberg và Tổng thống Obama.

8. Họ không sống trong quá khứ.



Những người biết cách tập trung làm việc không mãi bám víu vào quá khứ. Họ không khẳng định mình dựa trên những gì đã làm được trong quá khứ. Họ đơn giản là chấp nhận mọi thứ, những gì đã qua thì cho qua và tin tưởng vào tương lai. Mong muốn thành công của họ to lớn hơn nhiều nỗi sợ thất bại vì vậy họ luôn học hỏi từ thất bại và đứng lên bước tiếp. Những lỗi lầm có thể gây tổn thương một thời gian, nhưng cuối cùng nhờ nó bạn sẽ thông minh hơn và mạnh mẽ hơn nhiều.

9. Họ không nhanh nhảu đoảng.

Những người biết tập trung không làm mọi việc vội vàng. Họ dành thời gian suy nghĩ thông suốt và cân nhắc những lựa chọn kĩ càng để đạt được mục đích. Họ biết không phải cứ lấp lánh là vàng. Thay vì thế, họ tự tạo sự thoải mái trong công việc, ăn mừng vì những gì đạt được và cầu mong sự nghiệp ngày càng thuận lợi. Họ không bỏ dự án đang làm để nhảy sang một cái gì “to lớn” hơn. Họ trung thành với mục tiêu và giữ chắc lời hứa thực hiện giấc mơ của mình kể cả ngày nắng hay ngày mưa.

10. Họ không tránh né rủi ro.




Những người biết cách tập trung không sợ rủi ro. Họ biết rằng cuộc đời tự nó đã là một rủi ro vĩ đại rồi vì vậy không cần phải hối tiếc. Họ nắm bắt thời cơ vì chẳng mấy chốc chúng sẽ biến mất và không xuất hiện lại nữa. Luôn giữ mình ở vòng an toàn có thể giúp bạn an tâm bây giờ nhưng trong dài hạn sẽ để lại nhiều nỗi đau. Những người tập trung cao độ không chỉ biết tính toán rủi ro mà còn học được nhiều điều từ cả tiêu cực lẫn tích cực của rủi ro.

11. Họ không dính vào những việc không phải của mình.

Họ chỉ lo toan vấn đề của cá nhân chứ không phải chuyện nhà người ta. Họ không dính líu đến đời tư của người khác trừ khi đó là công việc của họ hoặc điều đó là thực sự cần thiết. Họ chỉ hoàn toàn quan tâm đến việc của bản thân và tập trung vào những ưu tiên hàng đầu. Những người toàn đi lo chuyện bao đồng chỉ gây khó chịu cho người khác, đánh mất định hướng và giá trị bản thân mà thôi.

12. Họ không so sánh mình với người khác.



Họ không so sánh mình với người khác bởi họ hài lòng với bản thân mình. Họ biết so sánh mình với người khác chỉ làm giảm tinh thần, cảm thấy thua kém, trong khi thực tế bạn có năng lực bình thường, sự phát triển và tiến bộ không thua kém bất kỳ ai. Những người có tập trung sẽ xem xét thành tích của người khác để xác định những gì họ cần làm, nhân rộng thành công cho chính mình. Điều này giúp họ năng động hơn, tràn đầy sinh lực để tiếp tục hướng tới mục tiêu và ước mơ của họ.

13. Họ không mong chờ những điều hão huyền.

Những người có tập trung cao thường rất thực tế. Họ không mong đợi cuộc đời luôn suôn sẻ hoặc có thể nhanh chóng giải quyết mọi vấn đề. Thay vào đó, họ nhảy vào những vấn đề đó với những mong muốn thực tế và chuẩn bị sẵn sàng cho khoảng thời gian khó khăn sắp tới. Mong chờ viển vông chỉ dẫn đến những thất vọng và thất vọng mà thôi. Dù sao, sự thông minh, thực tế và những mong đợi có thể đạt được giúp bạn làm việc suôn sẻ mà không phải chịu áp lực quá nặng nề.

14. Họ không đồng ý với tất cả mọi việc.

Người biết tập trung nhận ra họ không phải kẻ luôn đi làm hài lòng người khác. Họ thấy không cần thiết phải đồng ý làm mọi việc cho tất cả mọi người. Họ biết bản thân chẳng thể làm hài lòng tất cả và thỉnh thoảng nói “không” chẳng chết ai cả. Do đó, họ sẽ nhẹ nhàng nói “không” với những việc không đem lại lợi ích gì cả hoặc không giúp họ đạt được mục tiêu. Điều đó giúp bạn tập trung vào những việc quan trọng.

15. Họ không từ bỏ.

Những người tập trung cao độ không bao giờ bỏ cuộc. Họ biết không ai thành công nếu chấp nhận bỏ cuộc. Những người thành công và thực hiện được những giấc mơ của mình là những người luôn chăm chỉ làm việc và cố gắng vượt qua khó khăn. Những người thành công không bao giờ từ bỏ. Những người không biết tập trung sẽ bỏ cuộc ngay khi gặp tí chút rắc rối; còn những người tập trung sẽ tiếp tục cố gắng khi người khác đã bỏ cuộc.

Giá như và lần sau

Giá như và lần sau




Buổi trưahôm đó, tôi ngồi trong một nhà hàng nhỏ chờ ông bạn già đến để chuyện trò. Tôivừa mới trải qua thất bại trên thương trường nên đang rất buồn chán...

Một lúc sau ông bạn cũng đến.Tôi đã không gặp ông trong vài tháng nay, nhưng trông ông vẫn khỏe mạnh, năng nổnhư một thương gia hơn là một bác sĩ về tâm thần học. “Chào anh bạn trẻ. Điềugì làm anh buồn phiền như vậy?” - ông hỏi ngay khi vừa bước vào chỗ ngồi. Tôingạc nhiên bởi nhận xét của ông và không ngại nói với ông về chuyện đang làmtôi buồn phiền. Ông bạn già ngồi nghe trong im lặng, thỉnh thoảng nhấp từng ngụmrượu. Khi tôi chấm dứt câu chuyện, ông ngỏ ý muốn mời tôi đến phòng làm việc củaông.

Một cơn mưa nhỏ bắt đầu rơi ởbên ngoài, nhưng trong văn phòng ông rất ấm áp. Ông lấy ra một cuốn băng và đặtnó vào trong máy. Đó là những lời tâm sự khá buồn của những người tìm đến ôngnhờ giúp đỡ trong những hoàn cảnh tương tự như tôi. Giọng một người đàn ông kểvề sự làm ăn thua lỗ, anh ta tự trách mình đã không làm việc siêng năng. Ngườiđàn bà thứ hai nói về sự cô đơn của một người phụ nữ độc thân, bà cay đắng và hốitiếc những cơ hội kết hôn đã trôi qua. Người thứ ba là một người mẹ mà đứa contrai vị thành niên của bà đang gặp rắc rối về pháp luật, bà không ngớt tráchmình.

Ông bạn già tắt máy và nói: “Nhiềulần trong cuộn băng này có hai chữ được dùng đi dùng lại, anh bạn có nhận rakhông? Đó là hai chữ mà chính anh cũng đã dùng nhiều lần trong câu chuyện củamình”. Khi thấy tôi lắc đầu, ông bạn chậm rãi cho biết, đó là hai chữ “giánhư”! “Biết bao lần tôi đã nghe hai chữ này, người ta nói với tôi giá như tôilàm khác đi, giá như tôi đừng mất bình tĩnh, giá như tôi khôn ngoan hơn... Điềurắc rối với hai chữ “giá như” là nó không thay đổi được điều gì hết. Nó luônluôn khiến người từng gặp sai lầm nhìn về phía sau để tự trách mình thay vì phảinhìn về phía trước để vươn lên” - ông bạn từ tốn nói.

Rồi ông nói tiếp: “Bây giờ trở lạichuyện của anh bạn. Công việc của anh bạn đã hoàn toàn thất bại phải không? Vìanh bạn đã phạm phải một số sai lầm nào đó. Điều này cũng tốt thôi. Ai cũng cólúc sai lầm. Từ đó chúng ta có được những bài học. Nhưng khi anh bạn nói vớitôi về sự thất bại, tôi biết anh đã thật sự không học được điều gì từ sự thất bạiđó”. Tôi cúi đầu rồi hỏi ông phải làm sao, ông nói: “Hãy thay thế hai chữ “giánhư” bằng hai chữ “lần sau”. Điều đó có nghĩa, anh bạn sắp vượt qua rào chắn củasự hối tiếc để tiến tới phía trước, tiếp tục sống và làm việc. Hãy cố gắng làmđiều đó anh bạn trẻ!”.

7 LÝ DO KHIẾN BẠN MÃI KÉM CỎI VÀ TẦM THƯỜNG

7 LÝ DO KHIẾN BẠN MÃI KÉM CỎI VÀ TẦM THƯỜNG



1. THẤT BẠI CHƯA ĐỦ NHIỀU

Bạn cảm thấy hài lòng với vị trí xoàng xĩnh của bản thân, và chọn cách không cố gắng vì cái gì cả. Bạn thích tự nói với bản thân rằng “Tôi sẽ học kĩ năng mới” hơn là thực sự lăn xả vào học. Bạn thường chặc lưỡi, việc này có vẻ phức tạp quá, có khi để sau hoặc “khỏi làm luôn cũng được”.
Chỉ khi thất bại bạn mới có được bài học cho mình, như thép đã được tôi qua lửa đỏ và đập mỏng thành gươm, bạn mới đủ sức đương đầu với cuộc đời đầy rẫy những thanh gươm sắc bén hơn bạn gấp nhiều lần.

2. LUÔN ĐỂ Ý NGƯỜI KHÁC NGHĨ GÌ VỀ BẠN

Bạn luôn phải chật vật để hoà mình vào đám đông. Bởi bạn nghĩ, sự khác biệt chỉ giá trị khi bạn khác biệt theo cùng cái cách mà đã khiến những người khác nổi bật.

Bạn sợ phải phơi bày con người thật của mình, nếu như bạn có thể đánh giá người khác, bạn nghĩ rằng chắc chắn họ cũng phải lời ra tiếng vào lại về cách sống của bạn. Bạn quan tâm càng nhiều về những thứ bạn có nhiều bao nhiêu thì về những điều bạn đã làm ít bấy nhiêu.

Bạn thích dành tiền mua quần áo lượt là, xe hơi láng lẩy, ăn đồ cao lương hơn là đầu tư số tiền đó cho chính mình. Hãy để thế giới nhận ra bạn, hơn là bạn phải khó nhọc hoà nhập vào với hàng vạn người ngoài kia bằng cách bắt chước những bạn cho là họ thích. Hãy là bạn, biến điểm mạnh của bạn thành vũ khí sắc bén để chiến đấu với cuộc đời.

3. BẠN NGHĨ MÌNH THÔNG MINH HƠN NGƯỜI KHÁC

Nghĩ lại đi, bạn đọc những gì người khác đã đọc, học những gì họ đã học, làm những gì họ đã làm, vậy mà gọi là thông minh ư?

Bạn học những gì bạn nghĩ có thể giúp bạn vượt qua bài kiểm tra của họ và bạn nghĩ điều đó có vẻ thông minh?

Thông minh không chỉ thể hiện qua những gì bạn đã học, mà là qua cách bạn sống.

Bằng cấp không phải thứ để so đọ hơn thua, bằng cấp có thể giỏi, khá hay trung bình, nhưng bài kiểm tra cuộc đời điểm số bạn đạt được chỉ tính bằng hai từ thôi: SỐNG SÓT.

4. KHÔNG CHỊU ĐỌC SÁCH

Bạn chỉ chịu đọc những gì trường lớp ép bạn đọc, còn ngoài ra - không gì cả. Bạn thà ngồi xem TV còn hơn khám phá điều gì đó thú vị, như nhìn thế giới qua lăng kính của một người khác bằng cuốn sách của họ.
Chắc chắn bạn biết những điều này. Nhưng người ta chỉ dắt được con ngựa đến mép nước mà thôi, còn uống hay không là do bản thân nó.

5. KHÔNG CÒN TÒ MÒ VỀ MỌI THỨ

Trong khi bạn đang chơi Candy Crush hay ngủ thật nhiều, ai đó đang thu nhận được những thông tin thú vị và đáng giá hơn cho cuộc sống của họ gấp nhiều lần. Hoặc đơn giản họ chỉ đang hoàn thiện khả năng vi tính của bản thân- bạn chắc bạn ổn về khoản này chứ?

Bởi vì khi phải bước vào một cuộc tranh luận, bạn sẽ bị đối thủ hạ nốc ao, bằng những lý luận sắc bén và dẫn chứng đa dạng từ mọi mặt cuộc sống, bởi vì hắn thành thạo mọi điều bạn nói.

Đừng chỉ quan sát cuộc sống qua màn hình TV hay laptop, bước ra ngoài đời thực và cho phép bản thân tò mò những thứ xung quanh. Đó mới là điều bạn cần bây giờ.

6. CHƯA ĐẶT CÂU HỎI ĐỦ NHIỀU

Bạn không đặt câu hỏi cho nhà trường, cho công ty, và cho CHÍNH BẠN. Bạn thậm chí chẳng muốn hỏi và trả lời MÌNH THỰC SỰ MUỐN CÁI GÌ.
Có thể bạn không hiểu được sức mạnh của những câu hỏi đúng nơi, đúng lúc; hỏi là cách thể hiện sự bất đồng một cách nhã nhặn; đứng lên bảo vệ cho điều mà bạn tin chắc rằng đúng.

Bạn nói nhiều hơn là bạn hỏi. Bạn khiến kẻ khác có cơ hội hạ gục bạn bởi bạn cho hắn quá nhiều thông tin. Bạn chẳng quan tâm đến ai ngoại trừ bản thân mình.

Nhưng bạn hiểu rằng hỏi nhiều không phải theo kiểu bạn đang phơi bày tất cả những ngu dốt hạn hẹp của mình ra một cách ngây thơ.

7. BẠN KHÔNG BIẾT CHẤP NHẬN SỰ THẬT

Bạn không dám thừa nhận bản thân mình không biết quá nhiều thứ. Bạn cần phải biết rằng đọc hết bài báo này cũng không đền bù cho tất cả quãng thời gian bạn đã lãng phí trong đời.

Bạn nghênh ngang đi khắp nơi, vui vẻ phủ nhận những sự thật khiến bạn khó chịu. Phải chi chỉ một lần, bạn chịu đưa cái lưỡi của mình ra, và nếm lấy sự thật - xem nó có vị ra sao.

Thứ duy nhất đang cản trở bạn làm những điều phi thường là chính bạn. Ngồi một mình và suy ngẫm về những điều trên, đừng ngại khi bạn còn nhiều thiếu sót, không ai HOÀN HẢO cả. Và bởi vì người giúp bạn hiệu quả và nhanh nhất CHÍNH LÀ BẠN.

19 CÁCH GIÚP BẠN ĐƠN GIẢN HÓA CUỘC SỐNG

19 CÁCH GIÚP BẠN "ĐƠN GIẢN HÓA" CUỘC SỐNG


1. Sống thật với cảm xúc
2. Là chính mình dù bạn thành công hay thất bại.
3. Chân thành với những người xung quanh.
4. Tận hưởng những hạnh phúc bình dị
5. Không cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, vì thực tế là bạn không thể làm được điều đó.
6. Sức khỏe chính là cuộc sống của bạn. Hãy chăm sóc và bảo vệ nó.
7. Đừng dành thời gian cho sự đố kỵ vì nó không mang lại niềm vui cho bạn. Càng so sánh bạn sẽ chỉ càng nhận sự thua thiệt về bản thân.
8. Quẳng vào sọt rác những thứ làm cho bạn thấy đau lòng.
9. Giải tỏa phiền muộn bằng những niềm vui do bạn tự tạo ra: vui chơi cùng bạn bè, lắc lư theo điệu nhạc, hát hò ầm ĩ...
10. Học cách quản lý thời gian
11. Nói lời yêu thương với những người mà bạn yêu quý.
12. Thỉnh thoảng nên "đổi gió" bằng những chuyến du lịch.
13. Học cách "bày vẽ" một vài món ăn để tự thưởng cho bản thân khi cần thiết.
14. Từ bỏ một thứ gì đó, nếu nó khiến bạn phát chán.
15. Mở rộng các mối quan hệ, kết bạn với nhiều người để thấy thế giới thật thú vị. John Lennon từng nói: "Hãy đếm tuổi của bạn bằng số bạn bè chứ không phải số năm. Hãy đếm cuộc đời bạn bằng nụ cười chứ không phải bằng nước mắt".
16. Đừng tốn thời gian để than phiền về những thứ bạn không bao giờ có.
17. Thỉnh thoảng hãy tổng kết lại những thứ bạn đã làm được. Nó sẽ khiến bạn ngạc nhiên về khả năng của bản thân.
18. Gặp "chướng ngại vật" thì đi chậm lại chứ đừng quay đầu. Hãy luôn nhắc mình: "Tôi là một người đi chậm, nhưng không bao giờ đi lùi" (A.Braham Lincoln).
19. Đặt thứ tự ưu tiên cho những việc cần làm và cố gắng thực hiện theo trình tự đó

Chữ Tâm

Tâm



Hãy giữ Tâm cho thẳng

Hãy giữ Ý cho ngay

Đừng nói lời cay đắng

Tin yêu cuộc đời này.



CHỮ TÂM:
Chữ “Tâm” trong con người tuy không nhìn thấy, nhưng nó rất quan trọng, vì nó nói lên tư cách của một người. Nếu ai cũng có thiện tâm thì thế giới sẽ yên bình; con người có ác tâm thì thế giới sẽ đau thương,hủy diệt... Làm người không có TÂM thì cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người! Bởi vì:
1- Tâm mà lệch lạc, thì cuộc sống nghiêng ngả đảo điên.
2- Tâm mà gian dối, thì cuộc sống bất an.
3- Tâm mà ghen ghét thì cuộc sống hận thù.
4- Tâm mà đố kỵ, thì cuộc sống mất vui.
5- Tâm mà tham lam, thì cuộc sống dối trá.