Khúc chiến ca của Mẹ Hổ Phần 1
Phần 1: Người mẹ Trung Quốc
TTO - Hồi ký Khúc chiến ca của mẹ Hổ (Battle Hymn of the Tiger Mother) của bà Amy Chua sau khi được tờ Wall Street Journal trích đăng đã gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn giáo dục Mỹ.
Amy Chua sinh năm 1962 tại Hoa kỳ trong một gia đình gốc Trung Quốc. Bà tốt nghiệp dại học Harvard, hiện là giảng viên luật tại trường luật Yale. Phương pháp và quan điểm giáo dục "nghiêm ngặt, chặt chẽ", "lối giáo dục từ chương", "yêu cho roi cho vọt"..., của bà đã gây ra nhiều tranh cãi.
Cuốn sách đã được ra tiếng Việt do NXB Thời Đại và Alphabooks phát hành. Tủ sách Tuổi Trẻ Online trích giới thiệu một số phần trong cuốn sách:
Kỳ 1: Người mẹ Trung Quốc
Rất nhiều người băn khoăn về cách các bậc cha mẹ Trung Quốc nuôi dạy con cái với những khuôn mẫu thành công điển hình. Họ tự hỏi các ông bố bà mẹ này đã làm gì để sản sinh hàng loạt những cỗ máy giải toán và thần đồng âm nhạc, điều đó sẽ như thế nào trong gia đình, và họ có thể làm được hay không. Rồi, để tôi nói với họ, bởi vì tôi đã làm điều đó. Đây là vài việc mà các con gái tôi, Sophia và Louisa không bao giờ được phép làm:
• ngủ ở nhà nhà người khác
• nghỉ học
• tham gia đóng kịch ở trường
• kêu ca về việc không được đóng kịch
• xem ti vi hay chơi điện tử
• lựa chọn các hoạt động ngoại khóa
• có bất cứ điểm nào thấp hơn điểm A
• không đứng đầu trong tất cả các môn học trừ thể dục và kịch
• chơi bất kỳ nhạc cụ nào trừ dương cầm hay vĩ cầm
• không luyện đàn.
Tôi sử dụng cụm từ "người mẹ Trung Quốc" một cách chung chung. Tôi mới gặp một chàng trai da trắng vô cùng thành đạt người Nam Dakota (bạn từng gặp anh ta trên ti vi rồi đấy), và sau khi so sánh các dấu hiệu, chúng tôi đã quyết cho rằng người cha thuộc giai cấp công nhân của anh ta dứt khoát là một "người mẹ Trung Quốc".
Tôi biết vài bậc cha mẹ người Hàn Quốc, Ấn Độ, Jamaica, Ai-len và Ghana cũng có phẩm chất như vậy. Ngược lại, tôi cũng biết những người mẹ có nguồn gốc Trung Quốc, phần lớn sinh ở miền Tây, lại không phải là "người mẹ Trung Quốc", do họ lựa chọn hoặc bởi những nguyên nhân nào đó.
Tôi cũng sử dụng cụm "cha mẹ phương Tây" một cách chung chung. Các ông bố bà mẹ phương Tây vô cùng đa dạng. Tóm lại, tôi sẽ liều lĩnh mà nói rằng, người phương Tây rất thiếu nhất quán trong việc nuôi dạy con cái khi so với người Trung Quốc. Vài bậc cha mẹ phương Tây nghiêm khắc, một số khác lại dễ tính. Đó là các cặp cha mẹ cùng giới tính, những đấng phụ mẫu người Do Thái chính gốc, các bậc sinh thành đơn thân, các vị phụ huynh từng là dân híp-pi, những ông bố bà mẹ làm chủ ngân hàng đầu tư, và các bậc cha mẹ trong quân đội.
Không một người làm cha mẹ nào trong các đấng phụ mẫu "phương Tây" đồng ý hoàn toàn khi tôi sử dụng cụm từ "cha mẹ phương Tây", tất nhiên là tôi không định đề cập tới tất cả các ông bố bà mẹ người phương Tây - mà chỉ giống như cụm từ "người mẹ Trung Quốc", không có nghĩa là nói tới tất cả những bà mẹ người Trung Quốc.
Dù sao chăng nữa, thậm chí ngay cả khi các bậc phụ huynh phương Tây cho rằng mình đang tỏ ra nghiêm khắc, họ cũng thường không giống với những người mẹ Trung Quốc. Ví dụ như bạn bè phương Tây của tôi xem việc nghiêm khắc với con cái trong việc luyện đàn là chơi khoảng 30 phút mỗi ngày. Tối đa là một giờ. Còn với một người mẹ Trung Quốc thì giờ đầu tiên thật dễ dàng. Giờ thứ hai và thứ ba mới khó khăn kia.
Bất chấp sự cứng nhắc của những khuôn mẫu về văn hóa, có hằng hà vô số nghiên cứu chỉ ra những khác biệt rõ ràng và đong đếm được giữa người Trung Quốc và người phương Tây trong nuôi dạy con cái. Trong một nghiên cứu trên 50 bà mẹ người Tây Mỹ và 48 bà mẹ người Trung Quốc nhập cư, gần 70% các bà mẹ phương Tây cho rằng "ép buộc phải thành công ở trường học không tốt cho trẻ" hoặc "các ông bố bà mẹ cần ủng hộ quan điểm là học tập để vui chơi".
Ngược lại, hầu như chẳng có người mẹ Trung Quốc nào nghĩ như thế. Thay vào đó, phần lớn các bà mẹ Trung Quốc tin rằng con cái mình có thể trở thành sinh viên "xuất sắc nhất", rằng "thành tích học tập phản ánh việc nuôi dạy thành công", và rằng nếu con cái không giỏi giang ở trường thì hẳn đã có "vấn đề" gì đó và các ông bố bà mẹ "đã không làm tròn phận sự của mình". Những nghiên cứu khác cũng cho thấy khi so sánh với các bậc cha mẹ phương Tây, các ông bố bà mẹ Trung Quốc bỏ ra khoảng 10 giờ mỗi ngày để rèn luyện các bài tập ở trường cùng con cái. Ngược lại, trẻ em phương Tây rất có thể sẽ tham gia nhiều vào các đội thể thao hơn.
Điều này đã đưa tôi đến một kết luận. Một vài người có thể nghĩ rằng kiểu mẫu bà mẹ thể thao người Mỹ cũng tương tự như người mẹ Trung Quốc. Điều này sai hoàn toàn. Không giống như kiểu Bà mẹ Bóng đá sít sao điển hình của phương Tây, người mẹ Trung Quốc tin rằng (1) bài tập luôn phải được làm đầu tiên; (2) A trừ là một điểm số tệ hại; (3) con cái phải vượt xa hai năm về môn toán so với bạn bè cùng lớp; (4) không bao giờ than phiền về con cái giữa chốn đông người; (5) nếu con cái cãi lại thầy cô hoặc huấn luyện viên thì bố mẹ sẽ đứng về phía thầy cô hoặc huấn luyện viên đó; (6) hoạt động thể thao duy nhất con cái được phép tham gia là khi cuối cùng chúng có thể giành chiến thắng với huy chương; và (7) đó phải là huy chương vàng.
TTO - Hồi ký Khúc chiến ca của mẹ Hổ (Battle Hymn of the Tiger Mother) của bà Amy Chua sau khi được tờ Wall Street Journal trích đăng đã gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn giáo dục Mỹ.
Amy Chua sinh năm 1962 tại Hoa kỳ trong một gia đình gốc Trung Quốc. Bà tốt nghiệp dại học Harvard, hiện là giảng viên luật tại trường luật Yale. Phương pháp và quan điểm giáo dục "nghiêm ngặt, chặt chẽ", "lối giáo dục từ chương", "yêu cho roi cho vọt"..., của bà đã gây ra nhiều tranh cãi.
Cuốn sách đã được ra tiếng Việt do NXB Thời Đại và Alphabooks phát hành. Tủ sách Tuổi Trẻ Online trích giới thiệu một số phần trong cuốn sách:
Kỳ 1: Người mẹ Trung Quốc
Rất nhiều người băn khoăn về cách các bậc cha mẹ Trung Quốc nuôi dạy con cái với những khuôn mẫu thành công điển hình. Họ tự hỏi các ông bố bà mẹ này đã làm gì để sản sinh hàng loạt những cỗ máy giải toán và thần đồng âm nhạc, điều đó sẽ như thế nào trong gia đình, và họ có thể làm được hay không. Rồi, để tôi nói với họ, bởi vì tôi đã làm điều đó. Đây là vài việc mà các con gái tôi, Sophia và Louisa không bao giờ được phép làm:
• ngủ ở nhà nhà người khác
• nghỉ học
• tham gia đóng kịch ở trường
• kêu ca về việc không được đóng kịch
• xem ti vi hay chơi điện tử
• lựa chọn các hoạt động ngoại khóa
• có bất cứ điểm nào thấp hơn điểm A
• không đứng đầu trong tất cả các môn học trừ thể dục và kịch
• chơi bất kỳ nhạc cụ nào trừ dương cầm hay vĩ cầm
• không luyện đàn.
Tôi sử dụng cụm từ "người mẹ Trung Quốc" một cách chung chung. Tôi mới gặp một chàng trai da trắng vô cùng thành đạt người Nam Dakota (bạn từng gặp anh ta trên ti vi rồi đấy), và sau khi so sánh các dấu hiệu, chúng tôi đã quyết cho rằng người cha thuộc giai cấp công nhân của anh ta dứt khoát là một "người mẹ Trung Quốc".
Tôi biết vài bậc cha mẹ người Hàn Quốc, Ấn Độ, Jamaica, Ai-len và Ghana cũng có phẩm chất như vậy. Ngược lại, tôi cũng biết những người mẹ có nguồn gốc Trung Quốc, phần lớn sinh ở miền Tây, lại không phải là "người mẹ Trung Quốc", do họ lựa chọn hoặc bởi những nguyên nhân nào đó.
Tôi cũng sử dụng cụm "cha mẹ phương Tây" một cách chung chung. Các ông bố bà mẹ phương Tây vô cùng đa dạng. Tóm lại, tôi sẽ liều lĩnh mà nói rằng, người phương Tây rất thiếu nhất quán trong việc nuôi dạy con cái khi so với người Trung Quốc. Vài bậc cha mẹ phương Tây nghiêm khắc, một số khác lại dễ tính. Đó là các cặp cha mẹ cùng giới tính, những đấng phụ mẫu người Do Thái chính gốc, các bậc sinh thành đơn thân, các vị phụ huynh từng là dân híp-pi, những ông bố bà mẹ làm chủ ngân hàng đầu tư, và các bậc cha mẹ trong quân đội.
Không một người làm cha mẹ nào trong các đấng phụ mẫu "phương Tây" đồng ý hoàn toàn khi tôi sử dụng cụm từ "cha mẹ phương Tây", tất nhiên là tôi không định đề cập tới tất cả các ông bố bà mẹ người phương Tây - mà chỉ giống như cụm từ "người mẹ Trung Quốc", không có nghĩa là nói tới tất cả những bà mẹ người Trung Quốc.
Dù sao chăng nữa, thậm chí ngay cả khi các bậc phụ huynh phương Tây cho rằng mình đang tỏ ra nghiêm khắc, họ cũng thường không giống với những người mẹ Trung Quốc. Ví dụ như bạn bè phương Tây của tôi xem việc nghiêm khắc với con cái trong việc luyện đàn là chơi khoảng 30 phút mỗi ngày. Tối đa là một giờ. Còn với một người mẹ Trung Quốc thì giờ đầu tiên thật dễ dàng. Giờ thứ hai và thứ ba mới khó khăn kia.
Bất chấp sự cứng nhắc của những khuôn mẫu về văn hóa, có hằng hà vô số nghiên cứu chỉ ra những khác biệt rõ ràng và đong đếm được giữa người Trung Quốc và người phương Tây trong nuôi dạy con cái. Trong một nghiên cứu trên 50 bà mẹ người Tây Mỹ và 48 bà mẹ người Trung Quốc nhập cư, gần 70% các bà mẹ phương Tây cho rằng "ép buộc phải thành công ở trường học không tốt cho trẻ" hoặc "các ông bố bà mẹ cần ủng hộ quan điểm là học tập để vui chơi".
Ngược lại, hầu như chẳng có người mẹ Trung Quốc nào nghĩ như thế. Thay vào đó, phần lớn các bà mẹ Trung Quốc tin rằng con cái mình có thể trở thành sinh viên "xuất sắc nhất", rằng "thành tích học tập phản ánh việc nuôi dạy thành công", và rằng nếu con cái không giỏi giang ở trường thì hẳn đã có "vấn đề" gì đó và các ông bố bà mẹ "đã không làm tròn phận sự của mình". Những nghiên cứu khác cũng cho thấy khi so sánh với các bậc cha mẹ phương Tây, các ông bố bà mẹ Trung Quốc bỏ ra khoảng 10 giờ mỗi ngày để rèn luyện các bài tập ở trường cùng con cái. Ngược lại, trẻ em phương Tây rất có thể sẽ tham gia nhiều vào các đội thể thao hơn.
Điều này đã đưa tôi đến một kết luận. Một vài người có thể nghĩ rằng kiểu mẫu bà mẹ thể thao người Mỹ cũng tương tự như người mẹ Trung Quốc. Điều này sai hoàn toàn. Không giống như kiểu Bà mẹ Bóng đá sít sao điển hình của phương Tây, người mẹ Trung Quốc tin rằng (1) bài tập luôn phải được làm đầu tiên; (2) A trừ là một điểm số tệ hại; (3) con cái phải vượt xa hai năm về môn toán so với bạn bè cùng lớp; (4) không bao giờ than phiền về con cái giữa chốn đông người; (5) nếu con cái cãi lại thầy cô hoặc huấn luyện viên thì bố mẹ sẽ đứng về phía thầy cô hoặc huấn luyện viên đó; (6) hoạt động thể thao duy nhất con cái được phép tham gia là khi cuối cùng chúng có thể giành chiến thắng với huy chương; và (7) đó phải là huy chương vàng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét